BÀI LÀM

Trong cuộc đời, mỗi người đều có hành trình tìm đến cái đẹp chân thiện mĩ, đến những phẩm cách tốt đẹp ẩn sâu trong tâm hồn. Trên bước đường ấy, người ta sẽ đạt được những mục đích hay bán rẻ tâm hồn mình cho quỷ dữ? Những cạm bẫy đầy rẫy trong cuộc sống liệu có khiến người ta đánh mất chính mình, đánh mất những giá trị làm người cao đẹp? Ngay cả khi tìm được cái đẹp rồi, nó có thể được giữ gìn và công nhận không? Thế mới biết việc giữ gìn nhân phẩm và danh dự ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh là một điều hết sức khó khăn. Vậy nhân phẩm là gì? Danh dự là gì?

Bác Hồ đã từng nói: “Bình dân học vụ không những dạy học, dạy viết mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân”. Thật vậy, ngay từ những lớp học xoá mù chữ đầu tiên sau ngày độc lập, Bác đã đề cập đến vấn đề đạo đức. Khái niệm đạo đức nghe có vẻ xa xôi khó nắm bắt nhưng đạo đức thể hiện ngay trong cách cư xử của chúng ta. Mỗi con người đều có lương tâm, lòng tự trọng, có nhân cách. Thế nhưng những điều đó không phải tự nhiên mà có. Đó là cả một quá trình nuôi dưỡng và rèn luyện.

Nhân tức là người, phẩm tức là những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy nhân phẩm là những phẩm chất đáng quý của con người. Một người có nhân phẩm là người có cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Một bác sĩ y đức, tận tâm với nghề, ân cần chăm sóc bệnh nhân là người có nhân phẩm. Nhắc đến bác sĩ tôi không thể nào quên được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – một người tàn tâm, tận lực, hết lòng với bệnh nhân. Trong cả phòng chờ đầy ắp người, ông thấy trước nhất là những rigười bệnh nặng, túng quẫn chứ không phải là những người hào nhoáng, giàu có nơi cô thị. Đó quả thật là một bác sĩ nhân hậu, y đức, giàu lòng thương người. Đằng sau thái độ, cử chỉ ân cần của vị bác sĩ nọ, ta thấy ánh lên những giá trị cao quý của một bậc lương y. Câu chuyện cho chúng ta thấy rõ hơn về khái niện nhân phẩm. Như vậy, nhân phẩm (còn gọi là phẩm giá) của con người là toàn bộ những giá trị đạo đức cao đẹp mà người đó đạt được.

Hiểu được nhân phẩm là gì, mỗi người chúng ta phải ra sức giữ gìn nhân phẩm của chính mình. Nhưng giữ được nhân phẩm ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh là hết sức khó khăn. Chúng ta đã từng nghe qua cái tên Dương Minh Ngọc, một chú công an được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì một lần xả thân liều mình bắt cướp. Nhưng rồi anh đã không làm chủ bản thân, không kiềm chế được lòng mình trước mãnh lực ghê gớm của đồng tiền, Dương Minh Ngọc đã bị bọn gian mua chuộc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: “Trong con người vốn lại hay có những cái vĩ đại bị vết ố của hèn hạ”. Trường hợp này, phải chăng cái “vết ô” ấy quá lớn, lớn đến mức lấn át đi cả cái phần vĩ đại trong sâu thẳm của một đồng chí công an. Có lẽ bây giờ, anh Ngọc đang ngồi sau song sắt, ăn năn, hối lỗi về những việc đã làm. Trong nhà tù, anh sẽ phải suy nghĩ. day dứt và hối tiếc vì hai chữ nhân phẩm mà một phút yếu mềm anh đã đánh mất. Giữ gìn được nhân phẩm là cả một quá trình đấu tranh dữ dội, gay gắt giữa phần con và phần người, giữa thiên thần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết bên trong nội tâm của mỗi người. Những cạm bẫy, cám dỗ trong cuộc đời đầy rẫy và chúng sẵn sàng nuốt chửng chúng ta nếu ta không làm chủ được mình.

Thế nhưng khó không có nghĩa là chúng ta không làm được. Xã hội đã có những người con như chị Trâm, anh Thạc, những con người đã chịu đựng, can đảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong bom đạn, khói lửa chiến tranh tôi luyện một ý chí thép, giúp họ giữ gìn được phẩm giá cao đẹp của mình. Chị Trâm, một bác sĩ đất là Thành đã xung phong ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mặc cho hiểm nguy, gian khổ, chị vẫn không lùi bước và coi đó là một sự rèn luyện, khổ ải để vươn tới cái đích của một người cộng sản chân chính. Hay anh Thạc, người thanh niên đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho lí tưởng, khát vọng sống có ích cho đời. Và anh hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, mới chỉ tròn đôi mươi… Anh ngã xuống, trong lòng vẫn ôm ấp ước vọng ai sẽ thay mình viết nốt trang nhật kí, vẫn khao khát hoà bình, vẫn mong ngày toàn thắng được trở về xây dựng quê hương, đất nước và gặp lại những người thân yêu. Chị Trâm, anh Thạc, hai người con anh hùng trong số những người con anh hùng của đất Việt đã trở về với đất nhưng lòng họ vẫn rực lửa, ngọn lửa của sự sống khát vọng, ngọn lửa tỏa sáng vẻ đẹp của nhân phẩm vẫn mãi còn. Những con người có nhân phẩm như anh Thạc, chị Trâm đã hoàn thiện tốt chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Xã hội luôn luôn đánh giá cao, tôn trọng những người có nhân phẩm bởi đó là thước đo, là giá trị làm người của mỗi người.

Quan niệm về lí tưởng, lương tâm, hạnh phúc, nhu cầu, chuẩn mực đạo đức của mọi người trong xã hội không giống nhau, có khi còn đối nghịch nhau. Có lẽ vì vậy mà mọi người quan sát và đánh giá ở những góc độ khác nhau. Những quan niệm này có quan hệ rất nhiều tới nhân phẩm. Do đó, trong xã hội, để đánh giá nhân phẩm của một người cần phải dựa vào hành vi đạo đức mà người đó thể hiện với xã hội, mọi người xung quanh. Người có nhân phẩm sẽ được mọi người, xã hội đánh giá cao và có vinh dự lớn. Người không có nhân phẩm sẽ bị coi thường, thậm chí khinh rẻ.

Nhân phẩm của con người một khi đã được xã hội đánh giá và công nhận thì lúc đó nó không chỉ đơn thuần là những phẩm chất tốt đẹp mà nó đã trở thành danh dự của bản thân mỗi người. | Nhận phẩm của con người thể hiện trong hành vi của người đó khi thực hiện các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội, đối với người khác và được xã hội cũng như chính bản thân người đó đánh giá và công nhận. Khi một cá nhân tự nhận là có nhân phẩm và được xã hội thừa nhận thì người đó có danh dự. Vậy, danh dự là nhân phần đã được đánh giá và công nhận. Mỗi người có quyền đánh giá, công nhận nhân phẩm của mình nhưng sự đánh giá và công nhận của xã hội thường vẫn có ý nghĩa quyết định. Đó là vì trong cuộc sống đạo đức của mỗi người, ai cũng muốn bản thân mình có lợi ích cho mọi người và cho xã hội.

Một người có danh dự sẽ ra sức giữ gìn danh dự của chính mình bởi lẽ danh dự có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp người ta ý thức đúng đắn và cân nhắc kĩ lưỡng mọi hành động của mình đối với mọi người, xã hội. Liệu người ta có thể tồn tại trong xã hội, có được xã hội chấp nhận khi người ta không có danh dự? Trừ một số kẻ đặc biệt xấu xa, người ta ai cũng có nhân phẩm, có giá trị đạo đức ở những mức độ khác nhau. Do đó ai cũng có danh dự mà chính bản thân mỗi người phải giữ gìn và mọi người trong xã hội phải tôn trọng, không được xúc phạm. Giữ gìn danh dự là một sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người làm điều tốt và ngăn cản con người làm điều xấu. Đất nước ta, dân tộc ta sẽ ra sao nếu không có những người con đã hi sinh thân mình để bảo vệ danh dự cho Tổ Quốc trong những cuộc chiến tranh xâm lược? Họ đã ngã xuống để chứng tỏ bản lĩnh của những con người tự do, của một dân tộc không bị khuất phục trước kẻ thù. Đó là đỉnh cao của bảo vệ danh dự.

Tôn trọng, bảo vệ danh dự và nhân phẩm của chính mình là ý thức tình cảm của mỗi cá nhân, điều đó được gọi là tự trọng. Người có lòng tự trọng biết tự kiềm chế những nhu cầu và ham muốn thấp kém những phản ứng có tính chất bản năng, cố gắng thực hiện các chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Tại sao khi chứng kiến cảnh những người lính đào ngũ, anh Thạc lại cảm thấy buồn vui xen lẫn? Tại sao anh không đào ngũ giống như họ hầu nhiều lúc anh muốn gục ngã trước cuộc sống khắt nghiệt của người lính thời chiến? Phải chăng chính lòng tự trọng đã đè nén những ham muốn bản năng trong anh, nó đã thôi thúc anh làm đúng với lương tâm mình, làm theo tiếng gọi của Tổ quốc thân yêu? Liệu thiếu đi những con người như anh Thạc, chị Trâm những con người sẵn sàng làm mọi việc để giữ gìn danh dự của đất nước thì giờ đây chúng ta lại nghe thấy những cái tên như: Văn Quyến, Quốc Vượng, Bật liệu, Văn Chương… Họ không phải là những con người anh hùng trong chiến đấu như anh Thạc, chị Trân. Thậm chí họ còn là người “bán” đi Tổ Quốc, bán đi danh dự của đất nước ta trên trường khu vực. Không chỉ có vậy, họ còn bán rẻ danh dự vì lòng ham muốn sự giàu sang, sung túc. Những con người như vậy đáng bị xã hội lên án trừng trị làm gương cho ai có ý nghĩ tương tự. Hình phạt như vậy chắc có lẽ xứng đáng với những người đó. Bây giờ, ngồi trong trại giam mỗi người sẽ suy nghĩ kĩ hơn về những việc làm của mình để rồi có hướng phấn đấu. Sau này khi ra tù chắc sẽ không phạm những lỗi lầm tương tự. Đó cũng là bài học thích dáng cho những người không biết tự kiềm chế bản thân, để rồi một phút yếu mềm đánh mất danh dự của bản thận, đánh mất lòng tin của hàng triệu trái tim hâm mộ bóng đá Việt Nam.

Người có lòng tự trọng sẽ được xã hội quý trọng và sự quý trọng đó của xã hội càng củng cố lòng tự trọng của mỗi cá nhân. Người có lòng tự trọng càng cao thì họ càng biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. Lòng tự trọng quyết định mọi hành động của con người hướng con người đến những mục đích sống cao đẹp. . Nhưng cần hiểu rõ tự trọng khác xa với tự ái. Người có lòng tự ái luôn có những phản ứng có tính chất bản năng và mù quáng đối với bất cứ việc gì khi đụng chạm đến cái tôi cá nhân của mình. Vì thế ngay cả khi người đó làm việc sai trái anh ta cũng không muốn ai đụng đến hình và trước những lời khuyên bảo hay cùng đều dễ dàng có phản ứng gay gắt.

Hiểu được nhân phẩm là gì? Danh dự là gì? Tự trọng và tự ái khác nhau như thế nào? Mỗi người chúng ta cần nhận thấy rõ sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức để có nhân phẩm cao đẹp. Đồng thời qua đó mỗi người tự rút ra những bài học cần thiết cho bản thân.

ĐỀ 1: Bàn về nhân phẩm và danh dự.
Đánh giá bài viết