I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Phân tích ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình:

Vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình nhằm:

+ Giảm tỉ lệ tăng dân số

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân

+ Bảo đảm sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 

– Thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch bằng cách tuyên truyền, giáo dục.

– Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì? Cho biết lí do.

+ Cuộc vận động đó có ý nghĩa nhằm giảm tỉ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng dân số.

+ Lí do: Hiện nay tỉ lệ dân số tăng nhanh. Kinh tế đất nước ta phát triển còn thấp.

– Có thai ở tuổi còn đang đi học gây những hậu quả sau:

+ Tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và ở con vì có thai ở lứa tuổi này là quá sớm.

+ Ảnh hưởng xấu đến học tập, vị thế xã hội, hạnh phúc gia đình trong tương lai.

+ Khi nong nạo thai có thể bị: Rạn tử cung, thủng tử cung; dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con; gây sẹo ở thành tử cung là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở những lần sinh sau rất nguy hiểm tính mạng.

Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, các em phải:

+ Giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh.

+ Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh

+ Tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn.

– Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh có thể xảy ra và trứng đã được thụ tinh có thể phát triển thành thai, những nguyên tắc cần thực hiện để có thể tránh thai.

+ Ngăn trứng chín và rụng 

+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh 

– Thực hiện mỗi nguyên tắc có thể có những biện pháp nào? Nêu rõ ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp mà em từng nghe nói.

* Ngăn trứng chín và rụng:

– Dùng thuốc ức chế tuyến yên tiết FSH để trứng không chín và rụng.

– Nhược điểm:

+ Phải dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, quên một lần là mất tác dụng của cả liều thuốc.

+ Thuốc thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

* Tránh không để tinh trùng gặp trứng bằng cách:

+ Tránh thời kì trứng rụng

+ Sử dụng dụng cụ như bao cao su (nam); mũ tử cung, màng ngăn âm đạo (nữ)

+ Dùng thuốc diệt tinh trùng đặt ở âm đạo

+ Nếu không muốn có con nữa thì có thể thắt ống dẫn tinh ở nam hoặc ống dẫn trứng ở nữ.

– Nhược điểm:

+ Việc tránh thời kì rụng trứng chỉ thực hiện được khi người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn. 

+ Biện pháp dùng mũ tử cung, đặt màng ngăn âm đạo khó làm

+ Sử dụng thuốc diệt tinh trùng có thể làm ảnh hưởng xấu đến âm đạo và tử cung.

+ Chỉ có sử dụng bao cao su là an toàn hơn cả. 

Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh bằng cách:

– Đặt vòng tránh thai 

– Nhược điểm: vòng tránh thai thường không đúng kích thước, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của người phụ nữ, có thể gây nhiễm trùng.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Phải làm gì để điều đó không xảy ra? 

– Ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là:

+ Tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và con.

+ Khi nong nạo thai có thể gây hậu quả vô sinh hoặc vỡ tử cung ở những lần sinh sau rất nguy hiểm đến tính mạng. 

+ Ảnh hưởng xấu đến học tập, vị thế xã hội, hạnh phúc gia đình trong ; tương lai. 

– Phải làm gì để điều đó không xảy ra:

+ Phải hiểu rõ cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh dục. Nữ cần nắm vững chu kỳ kinh nguyệt của mình.

+ Quan trọng hơn cả là phải xác định cho mình một mục đích sống rõ ràng, một lối sống lành mạnh. Phấn đấu, tu dưỡng học tập để đạt mục đích đề ra.

+ Xây dựng tình bạn khác giới trong sáng

+ Không xem các băng hình, sách báo đồi truy

Câu 2. Hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được?

– Hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là: vô sinh hoặc vỡ tử cung khi chuyển dạ ở những lần sinh sau rất nguy hiểm tính mạng.

– Muốn tránh được hậu quả trên phải:

+ Giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh.

+ Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.

Câu 3. Hãy liệt kê các phương tiện sử dụng để tránh thai? 

Bảng 63. Các phương tiện sử dụng để tránh thai

Cách ngăn có thai Phương tiện sử dụng Ưu điểm, nhược điểm gì?
Ngăn không cho trứng chín và rụng Viên tránh thai Nhược điểm:
+ Phải dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, quên một lần mất tác dụng cả liều thuốc.
+ Thuốc thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngăn trứng thụ tinh Bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo. Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng (nếu đủ số con quy định). Nhược điểm:
+ Việc tránh thai thời kì rụng trứng chỉ thực hiện được khi người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn.
+ Biện pháp dùng mũ tử cung, đặt màng ngăn âm đạo khó làm.
+ Sử dụng thuốc diệt tinh trùng có thể làm ảnh hưởng xấu đến âm đạo và tử cung.
+ Chỉ có sử dụng bao cao su là an toàn hơn cả.
Ngăn sự làm tổ của trứng (đã thụ tinh) Vòng tránh thai đặt ở tử cung Nhược điểm: vòng tránh thai thường không đúng kích thước, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của người phụ nữ, có thể gây nhiễm trùng.

III. Bài tập bổ sung:

Câu 1. Nêu những nguy cơ có thể xảy ra do nạo hút thai ở tuổi vị thành niên?

Đáp án: Nạo hút thai thường dẫn đến nguy cơ: 

– Rạn tử cung, thủng tử cung

– Dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh 

– Chửa ngoài dạ con (tử cung) do tắc vòi trứng, dính tử cung

– Gây sẹo ở thành tử cung là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở những lần sinh sau rất nguy hiểm tính mạng.

Câu 2. Thai nghén ở tuổi vị thành niên có tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội?

Đáp án: Thai nghén ở tuổi vị thành niên có tác hại cho bản thân và cho đứa trẻ:

– Sức khoẻ giảm sút

– Có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự sinh con sau này

– Ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội, công tác sau này.

– Trẻ sinh ra thường không đủ khối lượng theo tiêu chuẩn và có tỉ lệ tử vong cao

– Người mẹ ở tuổi vị thành niên chưa đủ tri thức để nuôi dạy trẻ, ngoài ra cơ sở vật chất dành cho đứa trẻ cũng không được đảm bảo.

Thai nghén ở tuổi vị thành niên có tác hại cho gia đình:

– Gia đình bị mang tiếng xấu

– Gánh nặng vật chất cho gia đình. 

Thai nghén ở tuổi vị thành niên có tác hại cho xã hội:

– Góp phần làm bùng nổ dân số

– Gánh nặng cho xã hội về mặt chăm sóc sức khoẻ, giáo dục,…

Câu 3. Sau khi học xong chương XI (Sinh sản), là một học sinh, theo em cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo phá thai tuổi vị thành niên? Em có suy nghĩ như thế nào khi học sinh THCS được học về vấn đề này?

Đáp án:

* Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần:

– Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh.

– Có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản thân.

– Phải nắm vững điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ thai để tránh mang thai hoặc nạo phá thai.

* Suy nghĩ của em khi học sinh THCS được học về vấn đề này là:

– Giúp cho các em nắm được khái niệm về thụ tinh, thụ thai cũng như những điều kiện của sự thụ tinh, thụ thai.

– Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.

– Biết được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương XI. Sinh sản-Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Đánh giá bài viết