I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Chức năng của tuyến tụy:

Tuyến vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết:

   + Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy tiêu hóa thức ăn.

   + Chức năng nội tiết: tiết hoocmôn insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.

Tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định:

– Khi tỉ lệ đường trong máu tăng cao hơn 0,12% sẽ kích thích tế bào ở trong đảo tụy tiết insulin chuyển glucôzơ thừa trong máu thành glicogen dự trữ.

– Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với mức bình thường sẽ kích thích tế bào 2 của đảo tụy tiết glucagôn biến glicogen dự trữ thành đường glucôzơ để nâng tỉ lệ đường trong máu trở lại bình thường.

– Trình bày khái quát cấu tạo tuyến trên thận:

Tuyến trên thận gồm phần vỏ và phần tủy.

– Phần vỏ gồm 3 lớp: lớp cầu, lớp sợi và lớp lưới. 

+ Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hoocmôn điều hoà các muối natri, kali trong máu

+ Lớp giữa (lớp sợi) tiết hoocmôn điều hoà đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit) 

+ Lớp trong (lớp lưới) tiết các hoocmôn điều hoà sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

– Hoocmôn tủy tuyến:

   Phần tủy tuyến có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm, tiết 2 loại hoocmôn có tác dụng gần như nhau là adrenalin và nôradrenalin. Các hoocmôn này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Trình bày chức năng của các hoocmôn tuyến tụy.

Chức năng của hoocmôn tuyến tụy:

Hoocmôn tuyến tụy có 2 loại có tác dụng đối lập:

– Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.

– Glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

Câu 2. Trình bày vai trò của tuyến trên thận.

Vai trò của tuyến trên thận:

– Hoocmôn vỏ tuyến:

+ Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hoocmôn điều hoà các muối natri, kali trong máu

+ Lớp giữa (lớp sợi) tiết hoocmôn điều hoà đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit)

+ Lớp trong (lớp lưới) tiết các hoocmôn điều hoà sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

– Hoocmôn tủy tuyến: có 2 loại hoocmôn có tác dụng gần như nhau là adrenalin và nổadrenalin làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi đường huyết hạ.

Câu 3*. Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, bảo đảm giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn của tuyến tụy.

Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, bảo đảm giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmôn của tuyến tụy như sau:

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Trình bày cấu tạo tuyến trên thận?

Đáp án: Tuyến trên thận (tên gọi đã nói lên vị trí của tuyến) gồm phần vỏ tuyến và phần tủy tuyến.

– Phần vỏ tuyến chia làm 3 lớp: lớp cầu (hay lớp hạt) ở ngoài, lớp sợi ở giữa và lớp lưới (lớp võng) ở trong

+ Lớp cầu tiết ra hoocmôn điều hòa sự trao đổi muối khoáng, đặc biệt là trao đổi Na+ và K+, giúp duy trì tính ổn định của nồng độ chất khoáng trong máu → ổn định thẩm áp máu, trong số đó có anđôstêron.

+ Lớp sợi tiết các hoocmôn điều hòa đường huyết trong đó có cooctizon giúp chuyển hoá prôtêin và lipit thành glucôzơ (khi đường huyết giảm), hỗ trợ cho hoocmôn glucagôn của tuyến tuỵ.

+ Lớp lưới tiết hoocmôn sinh dục nam (androgen), gây những biến đổi và phân hoá giới tính nam. Nữ tiết nhiều hoocmôn này sẽ bị nam tính hoá.

– Phần tủy tuyến tiết các hoocmôn adrenalin và noradrenalin có tác dụng như thần kinh giao cảm. Adrenalin cũng góp phần điều hòa glucôzơ huyết.

Câu 2. Tuyến tụy thuộc loại tuyến gì? Vì sao?

Đáp án: Tuyến tụy là một tuyến pha vì: vừa tiết dịch tiêu hoá vừa tiết hoocmôn.

– Các tế bào tiết ra dịch tụy đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn (ngoại tiết).

– Các tế bào tập trung thành các đảo Langhêran (đảo tuỵ), tiết ra insulin và glucagôn (nội tiết).

Câu 3. Hãy trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ được mức ổn định?

Đáp án: Tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường trong máu giữ được ở mức ổn định:

– Khi tỉ lệ đường trong máu tăng cao hơn 0,12% sẽ kích thích tế bào B (beta) trong đảo tuỵ tiết insulin chuyển glucôzơ thừa trong máu thành glycogen dự trữ.

– Khi tỉ lệ đường trong máu giảm so với mức bình thường sẽ kích thích tế bào ở (anpha) của đảo tuỵ tiết glucagôn biến glycogen dự trữ thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường trong máu trở lại bình thường.

Câu 4. Nêu tóm tắt cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận?

Đáp án:

* Cấu tạo:

– Tuyến trên thận gồm một đôi nằm ở trên hai quả thận.

– Mỗi tuyến gồm 2 phần: phần vỏ và phần tủy.

* Tác dụng của các hoocmôn:

Phần vỏ: Tiết các hoocmôn có tác dụng:

– Điều hòa sự trao đổi các muối Na+, K+.

– Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit)

– Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.

Phần tủy: Tiết 2 loại hoocmôn là adrenalin và noradrenalin. Các hoocmôn này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

(- Adrenalin có tác dụng điều hòa sự trao đổi chất, sự trao đổi gluxit, làm tăng đường huyết, có tác dụng đối với hệ tim mạch.

– Noradrenalin có tác dụng gây co mạch làm tăng huyết áp).

Câu 5. Nếu tóm tắt chức năng của tuyến tụy?

Đáp án: Chức năng của hoocmôn tuyến tuỵ:

– Các tế bào đảo tuỵ gồm:

+ Tế bào α: Tiết glucagôn biến glicogen thành glucôzơ làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.

+ Tế bào β: Tiết insulin biến glucôzơ thành glicogen làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.

   Nhờ sự đối lập của 2 loại hoocmôn này có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định, đảm bảo mọi hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương X. Nội tiết-Bài 57. Tuyến tuỵ và tuyến trên thận
Đánh giá bài viết