Nguồn website giaibai5s.com

  1. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC C1 (trang 171)

Khi phôtôn có năng lượng c = hf bay lướt qua một nguyên tử đang sẵn sàng phát ra năng lượng <= hf thì lập tức nguyên tử này phát ra một phôtôn có năng lượng <= hf. Hai phôtôn này bay lướt qua hai nguyên tử khác cũng đang ở trạng thái kích thích thì lập tức hai nguyên tử này phát ra hai phôtôn có năng lượng hf. Như vậy, số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài 1 (trang 173)

– Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

– Tia sáng do laze phát ra được gọi là tia laze.

Bài 2 (trang 173) Đặc điểm của tia laze: – Có cường độ lớn. – Có tính kết hợp của chùm sáng cao. – Có tính đơn sắc cao. – Có tính định hướng cao. Bài 3 (trang 173)

– Nếu một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng = hf mà bắt gặp một phôtôn có năng lượng c đúng bằng hf bay lướt qua thì lập tức nguyên tử phát ra phôtôn có năng lượng & đó. Hiện tượng trên gọi là hiện tượng phát xạ cảm ứng.

– Nếu trong một khối chất có một số lượng lớn các nguyên tử đều đang trạng thái kích thích và sẵn sáng phát ra phôtôn có năng lượng 8 mà có một phôtôn có năng lượng đúng bằng c bay lướt qua thì tất cả các nguyên tử đó sẽ đồng loạt phát ra phôtông. Do đó có thể khuếch đại ánh sáng dựa vào hiện tượng phát xạ cảm ứng.

Bài 4 (trang 173)

Laze rubi là một khối hình trụ bằng đá hồng ngọc (màu đỏ hồng) đặt bên trong một đèn xenon có dạng xoắn như hình vẽ.

CẤU TẠO CỦA LAZE RUBI

Ánh sáng phát ra từ đèn xenon kích thích cho các ion crôm trong thanh rubi chuyển lên mức năng lượng cao. Sau đó, nếu có một phôtôn do một ion crôm phát ra bay dọc theo trục của thanh thì chính nó sẽ gây ra sự phát xạ cảm ứng ở các ion crôm khác. Kết quả là có một lượng lớn các phôtôn phát ra bay cùng hướng với phôtôn ban đầu. Do chùm phôtôn này bị phản xạ nhiều lần trong thanh rubi (nhờ hệ hai gương ở hai đầu thanh rubi) mà cường độ chùm phôtôn sẽ tăng lên rất nhiều.

Bài 5 (trang 173)

Về mặt cấu tạo, người ta chia laze ra làm 3 loại: laze rắn, laze khí và laze bán dẫn. | Bài 6 (trang 173)

Ứng dụng của laze:

  1. Dùng để đo khoảng cách, ví dụ như để đo khoảng cách chính xác từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
  2. Dùng trong biểu diễn nghệ thuật: Trình chiếu laze 3D, tạo người ảo,… 3. Dùng để khoan cắt các lỗ nhỏ trên các bề mặt kim loại. 4. Dùng trong các phẫu thuật tinh vi. 5. Dùng làm tia dẫn đường cho tên lửa,… 6. Dùng làm đầu đọc đĩa CD, làm bút chì bảng. 7. Dùng trong thông tin bằng cáp quang. Bài 1 (trang 173)

|

||

Chọn C. Chùm sáng do laze rubị phát ra có màu đỏ.

Vì ánh sáng đó là do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản.

Bài 8 (trang 173) .

. . . .

. Chọn D. Tia laze không có đặc điểm: công suất lớn. Tia laze chỉ có các đặc điểm sau: – Có cường độ lớn. – Có tính kết hợp cao. – Có tính đơn sắc cao. – Có tính định hướng cao. Bài 9 (trang 173) Chọn D. Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze bán dẫn.

Chương VI. Lượng tử ánh sáng-Bài 34. Sơ lược về laze
Đánh giá bài viết