I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Dự đoán ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá:

Đặc điểm của ruột non làm cơ sở cho dự đoán Các hoạt động tiêu hóa dự đoán
– Thành ruột non có cấu tạo mỏng hơn dạ dày,chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng.
– Tá tràng có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy đổ vào
– Ở lớp niêm mạc của ruột non (sau đoạn tátràng) cũng chứa nhiều tuyến ruột tiết ra dịchruột và các tế bào tiết chất nhầy
– Trong dịch tụy, dịch ruột có đủ loại enzim xúctác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn. Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hoá thức ăn.
– Biến đổi lí học ít hơn.
– Biến đổi hóa học là chủ yếu.

– Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học.

Sự biến đổi lí học ở ruột non được diễn ra như sau:

+ Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

+ Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt biệt lập với nhau tạo thành nhũ tương hoá.

– Sự biến đổi hóa học của thức ăn được biểu hiện ở những loại chất nào trong thức ăn và biểu hiện như thế nào?

Sự biến đổi hóa học của thức ăn được biểu hiện ở:

+ Tinh bột và đường đối.

+ Prôtêin.

+ Lipit.

Sự biểu hiện đó như sau:

+ Tinh bột chịu tác dụng của enzim biến thành chất đơn giản hơn là đường đôi rồi chịu tác dụng tiếp tục của enzim biến đổi thành đường đơn là phân tử nhỏ nhất. 

+ Prôtêin chịu tác dụng của enzim bị phân cắt thành những đoạn nhỏ peptit, rồi tiếp tục chịu tác dụng của enzim, peptit bị phân cắt thành những đơn vị nhỏ nhất là axit amin.

+ Lipit chịu tác dụng của dịch mật bị phân cắt thành các giọt lipit nhỏ, rồi tiếp tục chịu tác dụng của enzim, chúng bị biến đổi đến phân tử nhỏ cuối cùng là glixerin và axit béo.

– Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non là: 

+ Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hoá.

+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột non.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non:

Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

– Biến đổi tinh bột và đường đổi thành đường đơn.

– Biến đổi lipit thành glixerin và axit béo.

– Biến đổi prôtêin thành axit amin

Câu 2. Những loại chất trong thức ăn còn cần được tiêu hoá tiếp ở ruột non là gluxit (tinh bột, đường đôi), prôtêin, lipit.

Câu 3. Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non là: đường đơn, các axit amin, axit béo và glixerin, các vitamin, các muối khoáng.

Câu 4. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì môn vị thiếu tín hiệu đóng, nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá thấp.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non diễn ra như thế nào?

Đáp án: Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non: 

Thức ăn xuống đến ruột non được tiêu hoá hóa học là chủ yếu: (nhờ các loại enzim khác nhau) đã biến đổi:

Tinh bột, đường đôi → đường đối → đường đơn.

Prôtêin → peptit → axit amin

Lipit → các giọt nhỏ lipit → glixerin + axit béo

Câu 2. Ở ruột non có các tuyến tiêu hoá nào? Nêu tác dụng của các tuyến tiêu hoá đó trong quá trình biến đổi thức ăn? 

Đáp án:

* Ở ruột non có 3 tuyến tiêu hoá: tuyến tuỵ (tiết dịch tuỵ), tuyến ruột (tiết dịch ruột), tuyến gan (tiết dịch mật)

* Tác dụng của 3 tuyến tiêu hoá đó:

– Tác dụng của dịch tụy:

Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra đổ vào tá tràng. Trong dịch tụy có các enzim tiêu hóa hoạt động trong môi trường kiềm. 

+ Amilaza: biến đổi tinh bột chín thành đường mantozơ. 

+ Mantaza: biến đổi mantozơ thành glucôzơ.

+ Tripsin: biến đổi prôtêin thành pôlipeptit rồi thành axit amin.

+ Lipaza: biến đổi lipit thành glixerin và axit béo.

– Tác dụng của dịch mật: Mật do gan tiết ra và được dự trữ trong túi mật. Mật có tác dụng:

+ Giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu lipit dễ dàng.

+ Nhũ tương hóa mỡ để lipaza hoạt động tốt. 

+ Tạo môi trường kiềm để bảo đảm cho sự hoạt động của các enzim trong dịch tụy, dịch ruột

+ Giúp cho các vitamin A, D, E, K hấp thu từ ruột vào máu dễ dàng

– Tác dụng của dịch ruột:

+ Dịch ruột do các tuyến ruột tiết ra.

+ Nhiệm vụ: tiêu hóa nốt những thức ăn chưa được biến đổi bởi nước bọt, dịch vị và dịch tụy thành những chất đơn giản.

Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là những chất nào? Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?

Đáp án:

* Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là:

   Đường, axit béo và glixerin, axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước…

* Để tránh bị đau dạ dày ta cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Ăn uống hợp vệ sinh, tránh đồ ăn quá chua hay quá cay…

– Khẩu phần ăn hợp lý, bữa sáng nên ăn nhiều, bữa tối ăn ít chất béo…

– Ăn uống đúng cách: ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn chậm nhai kĩ, sau khi ăn nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn…

Câu 4. Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

Đáp án: Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là:

– Axit amin                   – Đường đơn 6 cacbon (glucôzơ)

– Glixerin + axit béo     – Nước

– Muối khoáng             – Vitamin.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương V. Tiêu hóa-Bài 28. Tiêu hoá ở ruột non
Đánh giá bài viết