I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu ở dạ dày?

Các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản: lớp màng bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

+ Có lớp cơ rất dày và khỏe gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

– Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo em dự đoán dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo em dự đoán ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá về mặt lí học và hóa học.

– Hãy điền các cụm từ thích hợp vào bảng:

Điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng:

Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động
Sự biến đôi lí học – Sự tiết dịch vị.
– Sự co bóp ở dạ dày.
– Tuyến vị
– Các lớp cơ ở dạ dày
– Hòa loãng thức ăn.
– Đảo lộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Sự biến đổi hóa học Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin. Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

– Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?

Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động cơ của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co của cơ vòng môn vị.

– Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? 

Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như sau:

+ Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu), khi dịch vị ở dạ dày chưa được trộn đều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantozơ.

+ Thức ăn lipit không được tiêu hoá trong dạ dày vì trong dịch vị không có men tiêu hoá lipit.

– Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

   Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là nhờ các chất nhầy do các tế bào tiết nhầy ở tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin do vậy prôtêin trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hoá sau:

+ Tiết dịch vị.

+ Biến đổi lí học của thức ăn.

+ Biến đổi hoá học của thức ăn.

+ Đấy thức ăn từ da dày xuống ruột.

Câu 2. Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau:

– Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hoà loãng thức ăn.

– Sự phối hợp co của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

Câu 3. Sự tiêu hoá hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:

– Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải bởi men amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị..

– Một phần prôtêin chuỗi dài được men pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Câu 4. Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất sau tiêu hoá ở dạ dày thì còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp?

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp ở ruột là: gluxit, prôtêin, lipit.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Cấu tạo của dạ dày như thế nào? Ý nghĩa của HCl tiết ra trong dạ dày?

Đáp án:

– Hình dạng cái túi thắt ở hai đầu

– Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản:

+ Lớp màng.

+ Lớp cơ: gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc.

+ Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

  Ý nghĩa của HCl tiết ra trong dạ dày: làm môi trường cho enzim pepsin tác dụng với loại thức ăn prôtêin.

Câu 2. a. Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn của các hoạt động tiêu hoá đó?

b. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học cấu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”? 

Đáp án:

a. Ở dạ dày có các hoạt động biến đổi lí học và biến đổi hoá học. 

– Biến đổi lí học:

Nghiền, co bóp thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị và đẩy thức ăn xuống ruột non.

– Biến đổi hoá học:

Giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm dịch vị, enzim amilaza vẫn tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành đường mantozơ; về sau chỉ có loại thức ăn prôtêin được phân giải thành chất đơn giản hơn (gồm 3 – 10 axit amin) nhờ enzim pepsin. Các loại thức ăn khác không bị biến đổi.

b. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học cấu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”: Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phần tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

Câu 3. Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, trong dạ dày xảy ra như thế nào? Em có nhận xét gì về sự biến đổi này?

Đáp án:

* Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng:

– Biến đổi cơ học: thức ăn được răng cắn, xé, nghiền nhỏ, thấm đều nước bọt.

– Biến đổi hóa học: trong nước bọt chỉ có 1 loại enzim tiêu hóa là amilaza có tác dụng biến đổi:

* Sự biến đổi thức ăn trong dạ dày:

– Biến đổi cơ học: dưới tác dụng co bóp của 3 thứ cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) thức ăn được nghiền, co bóp, nhào trộn và thấm đều dịch vị.

– Biến đổi hóa học: dạ dày tiết ra dịch vị, trong dịch vị có enzim pepsin và HCl.

+ Enzim pepsin có tác dụng biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn.

Sơ đồ như sau:

HCI (pH = 2-3)

+ Gluxit, lipit: không bị biến đổi ở dạ dày. 

* Nhận xét:

– Trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi cơ học là chủ yếu còn sự biến đổi hóa học không đáng kể.

– Gluxit, prôtêin mới chỉ được biến đổi một phần còn lipit chưa bị biến đổi.

– Đây chỉ là bước đầu của quá trình biến đổi thức ăn trong cơ thể.

Câu 4. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hoá nào?

Đáp án: Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hoá sau:

+ Tiết dịch vị 

+ Biến đổi lí học của thức ăn

+ Biến đổi hoá học của thức ăn

+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột

Câu 5. Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm vào trái gì khi nấu thịt? Tại sao?

Đáp án: Muốn nấu thịt mau mềm, người ta thường cho thêm trái đu đủ non vào nấu cùng với thịt. Vì trong trái đu đủ non có pepsin là một enzim có tác dụng phân cắt prôtêin (enzim pepsin cũng có ở dạ dày).

Nguồn website giaibai5s.com

Chương V. Tiêu hóa-Bài 27. Tiêu hoá ở dạ dày
Đánh giá bài viết