I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

   Hãy quan sát hình 51.1 để hoàn chỉnh thông tin về các thành phần cấu tạo của tai và chức năng của chúng.

   Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

– Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng 1cm).

– Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuối xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng của bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần).

   Khoang tại giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

   Hãy quan sát hình 51.2 kết hợp với thông tin để hiểu rõ cấu tạo và chức năng của ốc tai:

– Cấu tạo của ốc tai: Ốc tại bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.

Óc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc thành hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

– Chức năng của ốc tai: ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Hãy trình bày cấu tạo của ốc tại dựa vào hình 51.2.

   Cấu tạo ốc tai: Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng. | Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc thành hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Câu 2. Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp ta nghe được?

   Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được diễn ra như sau:

   Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm giác. Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bống) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở bị hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta cảm giác về các âm thanh đó.

Câu 3. Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái? 

   Ta xác định được nguồn phát âm ở phía nào (phải hay trái) là nhờ nghe bằng 2 tai:

   Nếu nguồn phát âm ở phía phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tại trái (và ngược lại).

Câu 4. Hãy làm thí nghiệm và xác định có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su?

   Qua thí nghiệm này dùng 2 ống cao su dài ngắn khác nhau thì dù phễu để phía nào thì ta cũng có cảm giác phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của tai trong?

Đáp án: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của tai trong:

Tai trong: Gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên → Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: gồm ốc tại màng và ốc tại xương → Thu nhận kích thích của sóng âm.

   Ốc tại màng gồm: màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có tế bào đệm và tế bào thụ cảm thính giác → Thu nhận kích thích tiếng động.

Câu 2. Cấu tạo và chức năng của tai ngoài và tai giữa?

Đáp án: Cấu tạo và chức năng của tai ngoài và tai giữa là:

Tai gồm: tai ngoài, tai giữa, tại trong.

– Tai ngoài gồm: + Vành tại: hứng sóng âm

                          + Ông tai: hướng sóng âm

                          + Màng nhĩ: ngăn cách ống tài với tai giữa 2 khuếch đại âm

– Tai giữa: Gồm 2 phần:

+ Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp → truyền sóng âm.

+ Vòi nhĩ → cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.

Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của tai ngoài. Các biện pháp về sinh tai?

Đáp án:

* Cấu tạo và chức năng của tai ngoài: 

Tai ngoài: Gồm có vành tai và ống tai.

– Vành tại:

+ Hình phễu, cấu tạo bằng chất sụn, bên ngoài phủ da.

+ Chức năng: hứng âm thanh.

– Ông tại:

+ Dài khoảng 3cm

+ Thành ống tai có tuyến ráy tiết chất nhờn và có lông bao phủ giúp giữ bụi và ngăn sâu bọ.

+ Đầu trong ống tai có màng nhĩ bịt kín. Nếu màng nhĩ bị thủng thì tai bị điếc.

+ Chức năng: hướng sóng âm vào tai giữa.

* Biện pháp vệ sinh tai 

– Tránh làm việc ở những nơi quá ồn.

– Không dùng vật nhọn để ngoáy tai để màng nhĩ không bị tổn thương.

– Thường xuyên vệ sinh tai.

– Hạn chế dùng thuốc kháng sinh (dễ gây ù tai, điếc tai).

– Trẻ em cần được giữ vệ sinh để tránh viêm họng, dẫn tới viêm khoang tai giữa.

Câu 4. Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của tai.

Đáp án: Cấu tạo và chức năng các bộ phận của tai là:

Tai gồm: tại ngoài, tai giữa, tại trong.

– Tai ngoài gồm:

+ Vành tại: hứng sóng âm

+ Ống tai: hướng sóng âm

+ Màng nhĩ: ngăn cách ống tai với tai giữa → khuếch đại âm

– Tai giữa: Gồm 2 phần:

+ Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp  truyền sóng âm.

+ Vòi nhĩ → cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. 

– Tai trong: Gồm 2 bộ phận: 

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên → thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: Gồm ốc tai màng và ốc tai xương → thu nhận kích thích của sóng âm.

– Ốc tai màng gồm: màng tiền đình, màng cơ sở, màng bên. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có tế bào đệm và tế bào thụ cảm thính giác » thu nhận kích thích tiếng động.

Câu 5. Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?

Đáp án: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như sau:

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của: “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).

   Tuỳ theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yêu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Câu 6. Nếu chức năng của tai và biện pháp vệ sinh tai?

Đáp án:

* Chức năng của tai:

– Thu nhận âm thanh:

+ Giúp cho sự lan truyền sóng âm từ tai giữa vào tai trong làm rung động ngoại dịch và truyền sang nội dịch trong tai, tác động lên tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coocti.

+ Khi các tế bào của cơ quan Coocti bị kích thích, sẽ tạo một xung thần kinh theo dây thính giác truyền về vỏ não giúp ta nhận biết và phân biệt được các sóng âm.

– Giữ cho cơ thể được thăng bằng nhờ hệ thống tiền đình ở tại trong.

* Biện pháp vệ sinh tại:

– Tránh làm việc ở những nơi quá ồn.

– Không dùng vật nhọn để ngoáy tai để màng nhĩ không bị tổn thương.

– Thường xuyên vệ sinh tai.

– Hạn chế dùng thuốc kháng sinh (dễ gây ù tai, điếc tai)

– Trẻ em cần được giữ vệ sinh để tránh viêm họng, dẫn tới viêm khoang tai giữa.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương IX. Thần kinh và giác quan-Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác
Đánh giá bài viết