I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

   Dựa vào hình 41.1. và kiến thức đã học ở bài 6 chương I, mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình:

Mỗi nơron bao gồm:

+ Thân.

+ Sợi nhánh (nhiều tua ngắn) 

+ Sợi trục thường có bao miêlin (còn gọi là tua dài), tận cùng tua dài có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với các nơron khác hoặc với cơ quan trả lời.

  Điền các từ và cụm từ não, tủy sống, bó sợi cảm giácbó sợi vận động vào chỗ thích hợp: 

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên:

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Liên hệ với trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên, thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Cấu tạo và tính chất của nơron: 

– Cấu tạo nơron gồm:

+ Thân.

+ Sợi nhánh (nhiều tua ngắn).

+ Sợi trục thường có bao miêlin, tận cùng sợi này có các cúc xináp là nơi iếp giáp giữa các nơron này với các nơron khác hoặc với cơ quan trả lời.

– Tính chất của nơron: Tính chất cơ bản của nơron là hưng phấn và dẫn truyền.

Câu 2. Trình bày tóm tắt các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.

Sơ đồ tóm tắt các bộ phận và thành phần cấu tạo của hệ thần kinh:

Câu 3. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng
Điềi khiển hoạt động của các hệ cơ xương, là hoạt động có ý thức Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( cơ quan nôi tạng), đó là những hoạt động không có ý thức.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hệ thần kinh giữ chức năng gì trong cơ thể? Cho ví dụ để minh họa.

Đáp án: Hệ thần kinh có chức năng:

– Điều khiển hoạt động các cơ quan. Ví dụ: sự bài tiết nước tiểu, sự co dãn của các cơ.

– Phối hợp sự hoạt động của các cơ. Ví dụ: khi chạy nhảy thì cơ hoạt động mạnh, tim đập nhanh, nhịp thở tăng…

– Điều hòa hoạt động của các cơ quan. Ví dụ: tăng hoặc giảm nhịp tim, nhịp hô hấp theo nhu cầu cơ thể lúc hoạt động.

   Nhờ sự điều khiển, phối hợp, điều hòa của hệ thần kinh mà hoạt động các cơ quan trong cơ thể được thống nhất với nhau giúp cho cơ thể thích nghi được với những biến đổi của môi trường sống.

Câu 2. Nêu cấu tạo của hệ thần kinh?

Đáp án: Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Bộ phận ngoại biên gồm có các dây thần kinh (do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên) và hạch thần kinh.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương IX. Thần kinh và giác quan-Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh
Đánh giá bài viết