I. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 108)

   Định luật cảm ứng điện từ: Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện một suất điện động cảm ứng.

C2 (trang 108)

Đường sức của điện trường tĩnh Đường sức của điện trường xoáy
– Các đường sức là các đường có hướng.
– Là các đường cong không khép kín, đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
– Các đường sức không cắt nhau.
– Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó vẽ dày hơn, nơi nào cường độ điện trường  nhỏ hơn thù các đường sức điện ở đó vẽ thưa hơn
– Do điện tích đứng yên sinh ra.
 – Các đường sức là các đường có hướng.
– Là các đường cong khép kín nhưng không có điểm đầu và điểm cuối.
– Các đường sức không cắt nhau.
– Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó vẽ dày hơn, nơi nào cường độ điện trường  nhỏ hơn thù các đường sức điện ở đó vẽ thưa hơn.
– Do từ trường biến thiên sinh ra.

C3 (trang 109)

   Vòng dây dẫn kín không tạo ra điện trường xoáy mà chỉ là một phương tiện mà qua đó ta phát hiện được sự tồn tại của điện trường xoáy, do đó điện trường xoáy tồn tại khách quan.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 111)

   Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Bài 2 (trang 111)

   Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường.

Bài 3 (trang 111) 

   Điện từ trường là trường thống nhất gồm có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Bài 4 (trang 111)

Chọn D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.

Bài 5 (trang 111)

Chọn D. Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín, sẽ không có các trường nói trên.

Bài 6 (trang 111) 

Chọn A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương IV. Dao động và sóng điện từ-Bài 21. Điện từ trường 
Đánh giá bài viết