I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ một sức đấy, do tim tạo ra (tâm thất co).

– Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi:

+ Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch 

+Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào số

+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

+ Ở phần tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của các van giúp máu không bị chảy ngược.

Các biện pháp bảo vệ, tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêrôin, rượu,…

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp.

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hằng năm để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời và có chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp…

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật… 

Các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch:

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên vừa sức.

– Xoa bóp ngoài da trực tiếp giúp toàn bộ máu trong hệ mạch được lưu thông tốt. 

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ tâm thất có tạo một sức đấy.

Câu 2. Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm:

Trạng thái Nhịp tim (số lần/phút) Ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi 40 – 60 – Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.
– Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn.
Lúc hoạt động gắng sức 180 – 240 Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.

Giải thích: Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Chỉ số này là 40 – 60 lần/phút lúc nghỉ ngơi, 180 – 240 lần/phút lúc hoạt động gắng sức. Điều này do các vận động viên thể thao thường xuyên, đều đặn luyện tập, có ý thức cố gắng trong thời gian lâu dài đã nâng được hiệu suất làm việc của tim, Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể vì mỗi lần đập tim bơm được nhiều máu hơn.

Câu 3. Các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêrôin, rượu,…

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp.

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kì hằng năm để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời và có chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp… 

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật… 

Câu 4. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: .

– Tránh các tác nhân gây hại

– Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái vui vẻ

– Lựa chọn hình thức rèn luyện thích hợp.

– Cần rèn luyện thường xuyên đều đặn, vừa sức để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Loại mạch máu nào chuyên vận chuyển máu nuôi tim?

a. Động mạch chủ

b. Tĩnh mạch chủ

c. Động mạch vành và tĩnh mạch vành

d. Động mạch phổi và tĩnh mạch phổi

2. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

a. Sức cẩy của tim và sự co dãn của động mạch

b. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

c. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim

d. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

3. Những loại mạch máu nào dưới đây nằm sát da mu bàn tay, có thể trông tây rất rõ ở người già?

a. Động mạch    b. Tĩnh mạch    c. Mao mạch     d. Mạch bạch huyết

4. Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chẩn đoán bệnh. Tiếng tim do đâu sinh ra?

a. Do sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất

b. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi gây ra  

c. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực

d. Câu a, b đúng.

5. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong mạch?

a. Sự co dãn của tim

b. Sự co dãn của thành động mạch

c. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch

d. Sức hút của tâm nhĩ

Đáp án: 1c, 2a, 3b, 40, 5a.

Câu 2. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Đáp án: Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim là vì ngoài huyết áp còn có:

– Co bóp của các cơ quanh thành mạch 

– Sức hút của lồng ngực khi hít vào 

– Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

– Van 1 chiều

Câu 3. Nếu các biện pháp vệ sinh tim mạch? 

Đáp án: Các biện pháp vệ sinh tim mạch:

– Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.

– Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin…), các món ăn chứa nhiều mỡ động vật, một số virut, vi khuẩn gây bệnh…

– Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp.

Câu 4. Huyết áp là gì? Nguyên nhân nào làm cho máu chảy nhanh ở động mạch, chậm ở mao mạch? Điều này có ý nghĩa gì?

Đáp án:

* Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Càng chảy về gân tim thì huyết áp càng giảm. Huyết áp là chỉ số biểu thị sức khoẻ.

* Nguyên nhân: Do sự giảm dần của huyết áp. Nhờ chảy nhanh trong động mạch, máu tới các cơ quan được kịp thời, tại các tế bào của cơ quan, máu chảy chậm giúp cho sự trao đổi chất diễn ra đầy đủ.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương III. Tuần hoàn-Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
Đánh giá bài viết