I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Điền vào bảng:

Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái
Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải
Tâm thất trái co Động mạch chủ
Tâm thất phải co Động mạch phổi

– Căn cứ vào quãng đường mà máu được bơm qua ta có thể dự đoán ngăn tim có thành cơ dày là tâm thất trái (thành cơ dày để có thể khi bơm tạo lực lớn nhất đấy máu đi xa).

   Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là tâm nhĩ phải.

– Giữa các ngăn tim và trong các mạch máu phải có van để máu được bơm theo một chiều.

+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ – thất

+ Giữa tâm thất và động mạch có van động mạch – Bổ quả tim ra, quan sát và thấy dự đoán trên là đúng. Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim, mô liên kết.

Quan sát hình 17.2, cho biết: 

– Có những loại mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

– Sự khác biệt giữa các loại mạch máu, giải thích:

+ Đông mach: Lòng heo hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất gồm 3 lớp cơ, đàn hồi nhiều phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất tổng ra với áp lực lớn, vận tốc máu nhanh.

+ Tĩnh mạch: Có thành vách mỏng hơn, ít đàn hồi hơn động mạch, lòng rộng hơn động mạch, phù hợp với chức năng vận chuyển máu về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ, có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.

+ Mao mạch: Có thành vách rất mỏng phân nhánh nhiều, chỉ có một lớp biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu rất chậm để thực hiện sự trao đổi chất.

Quan sát hình 17.3, cho biết:

– Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng 0,8 giây.

– Trong mỗi chu kì:

Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây.

Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây.

Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4 giây.

– Tính trung bình mỗi phút có khoảng 70-75 chu kì co dãn của tim.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức 

Câu 1. Điền chú thích vào hình:

– Ở bên trái hình, từ trên xuống: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, vận động mạch phổi, van tim, tĩnh mạch chủ dưới.

– Ở bên phải hình, từ trên xuống: động mạch chủ, tâm nhĩ trái, tâm thất trái, vách ngăn giữa tâm thất phải và tâm thất trái.

Câu 2. – Dùng tay sờ nắn bên ngoài quả tim, chỗ mà ta nhấn vào dễ dàng tức là chỗ đó có thành vách mỏng hơn: nơi đó là tâm nhĩ; chỗ mà ta nhấn vào thấy cứng chắc hơn đó là tâm thất.

– Để ngửa bàn tay và cẳng tay lên mặt bàn, dùng đầu ngón trỏ và giữa nhấn nhẹ vào cổ tay (hơi lệch về bên phải) ta cảm thấy được nhịp đập của mạch máu, đó chính là động mạch. Cũng ở gần vị trí đó nhưng cạn hơn, gần da là tĩnh mạch cổ tay (ở những người gầy, tĩnh mạch này có thể lộ rõ dưới da, dân gian gọi là nổi gân xanh). Sờ vào tĩnh mạch, ta không cảm thấy được nhịp mạch đập.

Câu 3. Điền vào bảng:

Các pha trong một chu kì tim Hoạt động của van trong các pha Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ thất Van động mạch
Pha nhĩ co Mở Đóng Từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải ra động mạch phổi.
Pha thất co Đóng Mở Từ tâm thất trái ra động mạch chủ
Pha dãn chung Mở Đóng từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ và tâm thất.

Câu 4. Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

– Lúc ngồi nghỉ số nhịp tim ít hơn khi chạy tại chỗ.

– Sau khi chạy tại chỗ 5 phút: số nhịp tim tăng cao.

III. Bài tập bổ sung.

Câu 1. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

Đáp án: Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:

– Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.

– Trung bình 1 phút tin hoạt động 75 chu kì, một chu kì kéo dài 0,8 giây (làm việc 0,4 giây, nghỉ 0,4 giây)

– Trong mỗi chu kỳ tim làm việc và nghỉ ngơi như sau:

+ Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây.

+ Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây:3 : 1

+ Tim nghỉ hoàn toàn là 0,4 giây.

Như vậy tim vừa làm việc và vừa nghỉ ngơi nên tin hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

Câu 2. Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào?

Đáp án: Cấu tạo và hoạt động của tim: 

* Cấu tạo tim:

– Bên ngoài là màng tim cấu tạo bởi mô liên kết; mặt trong màng tim tiết một chất dịch giúp tim hoạt động dễ dàng.

– Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành các khoang tim có độ dày không giống nhau:

+ Thành tâm thất dày hơn tâm nhĩ.

+ Thành tâm nhĩ trái và tâm thất trái dày hơn thành của tâm nhĩ phải và tâm thất phải.

Mặt trong tim được lót bằng 1 lớp màng mỏng.

– Van tim:

+ Van nhĩ thất để máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

+ Van động mạch để máu từ tâm thất ra động mạch. 

* Sự hoạt động của tim:

Ở người, tim co bóp theo một chu kì rất nhịp nhàng, mỗi chu kì co bóp tim là 0,8 giây. Mỗi chu kì co bóp gồm:

– Pha nhĩ co: 0,1 giây

Hai tâm nhĩ cùng co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

– Pha thất co: 0,3 giây

Hai tâm thất cùng co, đẩy máu vào động mạch phổi và động mạch chủ.

– Pha dãn chung: 0,4 giây

Tim nghỉ ngơi, toàn bộ tim dãn ra. Ở người bình thường có nhịp tim đập 70 – 75 lần/1 phút.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương III. Tuần hoàn-Bài 17. Tim và mạch máu
Đánh giá bài viết