I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

+ Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ: 

Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi (tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí, nhận Oh và thải CO2) qua tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.

+ Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn:

Máu đỏ tươi (giàu ôxi) từ tâm thất trái theo động mạch chủ tới mao mạch các cơ quan, tại đây thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi khí. Máu nhường ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động, lấy đi khí cacbonic và các chất thải. Máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải.

– Vai trò của tim: Co bóp bơm máu đi, đảm bảo dòng máu lưu thông liên tục trong hệ mạch theo vòng tuần hoàn…

Vai trò của hệ mạch: Dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ) .

– Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

– Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn:

   Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết (ở nửa trên, bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể) tập hợp thành các mạch bạch huyết nhỏ, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đổ vào mạch bạch huyết lớn hơn rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn trái, thuộc hệ tuần hoàn máu).

– Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ:

   Từ các mao mạch bạch huyết ở nửa trên, bên phải cơ thể vào các mạch bạch huyết nhỏ, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đổ vào mạch bạch huyết lớn hơn, sau đó tập trung vào ống bạch huyết và đổ vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn phải, thuộc hệ tuần hoàn máu).

   Cuối cùng bạch huyết được đổ vào tĩnh mạch chủ trên về tâm nhĩ phải hoà lẫn vào máu.

– Vai trò của hệ bạch huyết: cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển của môi trường trong cơ thể, tham gia bảo vệ cơ thể.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Flệ tuần hoàn máu gôm tim, hệ mạch.

– Tim gồm nửa trái có tâm nhĩ trái và tâm thất trái, nửa phải có tâm nhĩ phải và tâm thất phải.

– Hệ mạch gồm: vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

Câu 2. Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ:

– Phân hệ lớn gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

– Phân hệ nhỏ gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết…

Cầu 3.

– Phân hệ nhỏ: cánh tay phải, tai, mắt bên phải, não phải,…

– Phân hệ lớn: tay trái, tai, mắt bên trái, 2 chân, cơ quan (tim, gan, dạ dày, ruột, bóng đái,…)

Câu 4. HS tự làm 3

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy chú thích vào hình vẽ dưới đây thay cho các số 1, 2, 3… sao cho phù hợp.

Câu 2. Vòng tuần hoàn nhỏ: hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu và nêu vai trò?

Đáp án: Vòng tuần hoàn nhỏ: đường đi của máu và vai trò:

* Tóm tắt đường đi của máu: Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi (tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí, nhận Oh và thải CO2) qua tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.

* Vai trò:

– Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

– Vận chuyển máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2

Câu 3. Hãy cho biết đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi? 

Đáp án: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn: .

   Máu đỏ tươi (giàu ôxi) từ tâm thất trái theo động mạch chủ tới mao mạch các cơ quan, tại đây thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi khí. Máu nhường ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động, lấy đi khí cacbonic và các chất thải. Máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải.

   HS cũng có thể trình bày bằng sơ đồ sau:

   Loại mạch máu làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất phải đến phổi là động mạch phổi.

Câu 4. Trình bày những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?

Những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Đáp án:

Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ
Xuất phát từ tâm thất trái. Xuất phát từ tâm thất phải.
Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu ôxi) theo động mạch chủ đến các cơ quan. Máu rời tim là máu đỏ thẫm (nghèo ôxi) theo động mạch phối đến phổi.
Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và tế bào. Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế nang.
Sau trao đổi khí, máu trở nên nghèo ôxi đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Sau trao đổi khí, máu trở nên giàu ôxi  đổ về tâm nhĩ trái của tim bằng các tĩnh mạch phổi.
Mang khí ôxi cung cấp cho các tế bào và mang khí cacbonic khỏi tế bào. Đưa khí cacbonic từ máu qua phế nang để đào thải và nhận khí ôxi cho máu
Vòng vận chuyển máu dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng vận chuyển máu ngắn hơn vòng tuần hoàn lớn.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương III. Tuần hoàn-Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Đánh giá bài viết