I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Sự đông máu có ý nghĩa là chống mất máu, bảo vệ sự sống của cơ thể.

– Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ một búi tơ máu ôm giữ các tế bảo máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương. 

– Trong quá trình đông máu tiểu cầu đóng vai trò:

+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông. 

Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ sau:

– Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu kháng thể a gây kết dính A và kháng thể 8 gây kết dính kháng nguyên B. Như vậy sẽ gây kết dính hồng cầu.

– Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì trong máu O có kháng thế a và B nhưng trong máu cho không có kháng nguyên A và B nên không có sự kết dính.

– Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,…) không thể đem truyền cho người khác, vì người nhận máu sẽ bị nhiễm các bệnh này.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau:

   Khi máu chảy tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim làm chất sinh tơ máu của huyết tương biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Câu 2. Em đã bị đứt tay, chảy máu vài lần. Vết thương đó nhỏ, chảy máu ít, em đã dùng ngón tay cái sạch bịt chặt vết thương để giữ khối máu đông cho đến khi máu hoàn toàn không chảy nữa em mới lấy bông sạch và băng băng vết thương lại. 

Câu 3. Trong gia đình em có bố em đã được xét nghiệm máu và có nhóm máu O. Sơ đồ cho và nhận máu của bố em như sau:

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Điền loại kháng nguyên và loại kháng thể có trong mỗi nhóm máu trong bảng sau:

Nhóm máu Kháng nguyên có trong hồng cầu Kháng thể có trong huyết tương
A
B
AB
O

Đáp án: Điền loại kháng nguyên và loại kháng thể có trong mỗi nhóm máu trong bảng sau:

Nhóm máu Kháng nguyên có trong hồng cầu Kháng thể có trong huyết tương
A A β
B B α
AB Có A và B Không có
O Không có Có α và β

Câu 2. Hãy chọn các từ hay cụm từ cho sẵn dưới đây để điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1, 2, 3… trong câu sau: .

a- Tiểu cầu.             d- Búi tơ máu

b- Bảo vệ cơ thể     e- Tế bào máu             c- Mất thải:

   Đông máu là một cơ chế …………….(1)………………… để chống…………… (2)……………. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của ……………… (3) …………. là chủ yếu để hình thành một ………….(4)…………….. ôm giữ các …………..(5)……….…… thành một khối màu đồng bịt kín vết thương.

Đáp án: 1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – 4; 5 – e.

Câu 3. Trình bày cơ chế của quá trình đông máu?

Đáp án: 

   Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Cao).

   (HS có thể trình bày bằng sơ đồ).

Câu 4. Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đồng, nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đồng ngay?

Đáp án:

* Máu chảy trong mạch không đông là do:

– Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch va chạm vào thành mạch nhưng không vỡ nhờ thành mạch trơn nhẵn nên không giải phóng enzim để tạo thành sợi tơ máu.

– Trên thành mạch có chất chống đông do 1 loại bạch cầu tiết ra.

* Máu khi ra khỏi mạch là đông ngay do:

– Tiểu cầu khi ra ngoài va chạm vào bờ vết thương của thành mạch thô ráp nên bị phá huỷ giải phóng enzim kết hợp với prôtêin và canxi có trong huyết tương tạo thành sợi tơ máu, các sợi tơ máu này đan lưới giữ lại các tế bào hồng cầu và bạch cầu đang vận chuyển ra ngoài – tạo thành cục máu đông.

Câu 5.

a. Đông máu là gì? Ở người có mấy nhóm máu, đó là những nhóm máu nào?

b. Hãy đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ sau:

c. Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? 

– Đáp án:

a. – Đông máu là hiện tượng hình thành cục máu đông bịt kín vết thương

– Ở người có 4 nhóm máu: A, B, C, AB.

b. Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu:

c. Khi truyền máu cần xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.

Câu 6. Sự đông máu là gì? Trình bày cơ chế đông máu. Ý nghĩa thực tế của hiện tượng này?

Đáp án:

* Sự đông máu

 – Quan sát một vết thương ta thấy máu chảy ra lỏng và nhanh, dần dần đặc lại thành một khối đặc đó là cục huyết, lấp kín vết thương nên máu không chảy ra nữa. Vậy sự đông máu là hiện tượng máu ra khỏi mạch máu, hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.

* Cơ chế của sự đông máu: 

– Trong huyết tương có một chất prôtêin hòa tan và các ion Ca2+.

– Trong tiểu cầu có một chất men (enzim). Khi ra khỏi mạch máu tiếp xúc không khí, tiểu cầu bị vỡ ra và giải phóng enzim, dưới tác dụng của ion Ca2+ làm prôtêin hòa tan biến thành các tơ máu (fibrin).

– Các sợi tơ máu tạo thành một mạng lưới, giữ các hồng cầu, tạo thành cục máu bít kín vết thương.

* Ý nghĩa thực tế của sự đông máu: 

– Bảo vệ cơ thể và chống mất máu khi bị thương.

– Nhờ sự đông máu nên máu được cầm lại, giúp người bị thương hoặc lúc phẫu thuật không bị mất máu.

– Trong y học đã chế tạo những loại thuốc làm cho máu chóng đông, áp dụng khi phẫu thuật.

– Đối với người bị bệnh máu không đông thì phải tiêm thuốc đông máu trước khi phẫu thuật.

Câu 7. Mẹ có nhóm máu AB, có 3 đứa con, một đứa có nhóm máu AB, một đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu B. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được? Vì sao?

Đáp án: Đứa con có nhóm máu AB nhận được của mẹ.

Giải thích: Vì trong hồng cầu của mẹ có kháng nguyên A và B mà trong huyết tương của người con không có kháng thể anpha và bêta do đó không gây hiện tượng kết dính hồng cầu. Do vậy đứa con có nhóm máu AB nhận được của mẹ (có nhóm máu AB) hay nói cách khác mẹ có nhóm máu AB thì truyền được cho con có nhóm máu AB.

Câu 8.

a. Ở người có mấy nhóm máu? Nhóm máu nào là chuyên cho, nhóm máu nào là chuyên nhận?

b. Hãy điền bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ truyền máu dưới đây:

c. Vì sao người có nhóm máu AB không thể cho người có các nhóm máu khác (O, A, B)?

Đáp án:

a. Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B và AB.

– Nhóm máu O là nhóm chuyên cho

– Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận

b. Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu:

c. Vì trong hồng cầu có cả hai loại kháng nguyên A và B, nếu truyền cho người khác nhóm máu thì kháng thể anpha và bêta trong huyết tương của người nhận sẽ làm cho hồng cầu bị kết dính gây tắc mạch.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương III. Tuần hoàn-Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Đánh giá bài viết