I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

So sánh sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú.

Các phần so sánh Sự khác nhau
Người Thú
– Tỉ lệ sọ/mặt – Lớn – Nhỏ
– Lồi cằm ở xương mặt – Phát triển – Không có.
– Cột sống – Cong ở 4 chỗ, hình chữ S, cột sống đứng. – Cong hình cung, cột sống ngang.
– Lồng ngực – Phát triển rộng sang hai bên – Phát triển theo hướng lưng bụng.
– Xương chậu – Rộng. – Hẹp.
– Xương đùi – Phát triển, khỏe. – Bình thường
– Xương bàn chân – Hình vòm, xương ngón ngắn. – Phẳng, xương ngón dài.
– Xương gót (thuộc  nhóm xương cổ chân) – Lớn, phát triển về phía sau. – Nhỏ

– Những đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân là:

+ Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ).

+ Xương bàn chân hình vòm.

+Lồng ngực: phát triển rộng sang hai bên

+Xương chậu: rộng

+ Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân): lớn, phát triển về phía sau.

– Để xương và hệ cơ phát triển cân đối chúng ta phải chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức. 

– Để chống cong vẹo cột sống trong lao động cần phải chú ý lao động vừa sức, đúng tư thế, trong học tập phải ngồi ngay thẳng để chống cong vẹo cột sống.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân:

+ Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ).

+ Xương bàn chân hình vòm

+ Lồng ngực: phát triển rộng sang hai bên

+ Xương chậu: rộng

+ Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân): lớn, phát triển về phía sau.

Câu 2. Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người:

– Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.

– Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.

– Cơ vận động lưỡi phát triển.

– Cơ mặt phân hoá giúp người biểu hiện tình cảm.

Câu 3. Để cơ thể phát triển cân đối khỏe mạnh, chúng ta phải: thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với những động tác vui càng tốt?

   Đáp án: Vì tập thể dục làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác như: hệ hô ng cấp ôxi cho cơ thể nhiều hơn, hệ tuần hoàn máu thải axit lactic được nhanh hơn giúp giảm bớt mệt mỏi.

   Với những động tác thể dục vui, gây cười giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ tạo điều kiện cho việc học tập, làm việc tiếp theo đạt năng suất cao hơn.

Câu 2. Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Đáp án: Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần:

+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương

+ Rèn luyện thân thể bằng cách tập thể dục, thể thao và lao động vừa sức

+ Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý chống cong vẹo cột sống.

Câu 3. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

Đáp án: Phân tích cấu tạo bộ xương:

Đặc điểm cấu tạo Sự thích nghi
Lồng ngực nở rộng sang hai bên và hẹp theo hướng trước – sau Để dồn trọng lượng các nội quan lên xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho đôi tay khi lao động
Cột sống có dạng chữ S và cong 4 chỗ Chịu đựng trọng lượng của đầu và tác dụng chấn động từ các chi dưới dồn lên khi di chuyển
Xương chân nở rộng và xương đùi to Chịu đựng trọng lượng của các nội quan và của cơ thể
Xương gót phát triển và lồi ra phía sau, các xương bàn chân khớp với nhau tạo thành hình vòm Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương và cơ thể khi vận động
Các xương của chi rên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay Để chi trên cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động
Xương sọ phát triển tạo điều kiện cho não và hệ thần kinh phát triển Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức tốt hơn

Nguồn website giaibai5s.com

Chương II. Vận động-Bài 11. Tiến hoá của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động
Đánh giá bài viết