I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Thành phần cấu tạo của mô thần kinh:

– Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao).

– Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình:

   Cấu tạo một nơron điển hình gồm: thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tận cùng sợi trục là các đầu mút. 

   Nhận xét về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động:

   Sự dẫn truyền chỉ theo một chiều.

   Khái niệm phản xạ:

   Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

– Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh.

Quan sát hình 6.2, xác định:

– Các loại nơron tạo nên một cung phản xạ là: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian.

– Thành phần một cung phản xạ gồm các yếu tố:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Nơron hướng tâm.               

+ Nơron trung gian.

+ Nơron li tâm.

+ Cơ quan phản ứng.

   Nêu một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.

– Thí dụ: Khi nghe gọi tên mình ở phía sau thì ta quay đầu lại, phản ứng đó là phản xạ.

– Phân tích thí dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh luồng thần kinh, theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phát đi luồng thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có. tiếng gọi ta.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

Ví dụ về phản xạ: 

– Lạnh → nổi da gà…

– Nhắc đến chanh, me, xoài,… → miệng ta tiết nước bọt.

– Nóng → đổ mồ hôi. 

– Thấy thầy giáo vào lớp → học sinh đứng dậy chào thầy.

– Thấy có người giơ tay lên định đánh ta → ta né tránh.

Câu 2. Ví dụ 1: Trời lạnh – nổi da gà (da săn lại):

   Nhiệt độ lạnh của môi trường kích thích cơ quan thụ cảm ở da làm phát sinh xung thần kinh, xung thần kinh này theo dây hướng tâm của nơron hướng tâm về trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh phát xung thần kinh theo dây li tâm của nơron li tâm tới cơ chân lông làm cho cơ này có giúp da săn lại, cơ thể chống được lạnh.

   Ví dụ 2: Tay chạm phải vật nóng, rút tay ra.

– Phân tích đường đi của xung thần kinh:

Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích

II. Bài tập bổ sung 

Câu 1. Hãy ghi chú thích thay cho các số 1, 2, 3… vào sơ đồ sau.

Đáp án: (1) Xung thần kinh hướng tâm.

              (2) Xung thần kinh li tâm.

              (3) Xung thần kinh thông báo ngược.

              (4) Xung thần kinh li tâm điều chỉnh.

Câu 2. Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ hoặc kích thích trực tiếp vào bắp làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không? Giải thích.

Đáp án:

– Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ hoặc kích thích trực tiếp vào bắp làm cơ co. Đó không phải là phản xạ.

– Giải thích: Vì ta đã kích thích trực tiếp vào bắp cơ nên không có đầy đủ các khâu của một phản xạ mà chỉ là sự cảm ứng của các sợi thần kinh và các tế bào cơ đối với kích thích.

Câu 3. Phản xạ là gì? Cung phản xạ là gì? Nêu cấu tạo của một cung phản xạ đơn giản.

Đáp án: * Phản xạ: 

– Là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời những kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường xung quanh.

* Cung phản xạ:

– Cung phản xạ: Là đường đi của luồng xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh, rồi từ trung ương thần kinh ra cơ quan phản ứng.

* Một cung phản xạ đơn giản gồm có 3 loại nơron:

– Nơron hướng tâm

– Nơron trung gian 

– Nơron li tâm.

Câu 4. Phản xạ là gì? Lấy ví dụ minh họa. Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

Đáp án:

– Khái niệm phản xạ:

Là phản ứng của cơ thể trả lời mọi kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

– Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng, rút tay ra. 

– Phân tích đường đi của xung thần kinh:

Cơ quan thụ cảm (da) tiếp nhận kích thích

Câu 5. Trình bày cấu tạo và tính chất cơ bản của nơron (tế bào thần kinh)?

Đáp án: Cấu tạo và tính chất cơ bản của nơron (tế bào thần kinh):

* Cấu tạo của nơron:

– Thân: có hình sao, hình tròn, bầu dục… 

– Các tua:

+ Tua ngắn: mọc quanh thân, phân nhiều nhánh.

+Tua dài: mọc ở một góc thân, được bao bọc bởi bao miêlin, tận cùng là các cúc xinap. Tua dài họp thành từng bó, gọi là dây thần kinh…

* Tính chất của nơron:

– Tính cảm ứng: là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích thích, bằng cách phát sinh ra xung thần kinh.

– Tính dẫn truyền: là khả năng lan truyền của xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.

+ Luồng xung li tâm: đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan phản ứng.

+ Luồng xung hướng tâm: đi từ các cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương I. Khái quát về cơ thể người-Bài 6. Phản xạ
Đánh giá bài viết