I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

+ Tế bào có hình dạng kích thước khác nhau vì chúng có những chức năng khác nhau.

+ Tên những tế bào có những hình dạng khác nhau:

– Tế bào trứng: hình cầu.

– Tế bào hồng cầu: hình đĩa. 

– Tế bào xương, tế bào thần kinh: hình sao nhiều cạnh.

– Tế bào lót xoang mũi: hình trụ. 

– Tế bào cơ trơn: hình sợi dài.

   Quan sát hình 4.1 em thấy các tế bào ở mô biểu bì xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng (như ống tiêu hoá, dạ con, bóng đái,…) có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết..

   Máu gồm huyết tương và các tế bào máu thuộc loại mô liên kết.

   Máu được xếp vào loại mô này vì máu gồm nhiều tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương.

   Quan sát, so sánh hình dạng, cấu tạo các loại mô cơ ở hình 4.3 (A, B, C).

– Mô cơ vân (A): gồm tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang.

– Mô cơ tim (B): gồm các tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân.

– Mô cơ trơn (C): gồm tế bào hình thoi, đầu nhọn và chỉ có một nhân.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của mô trong cơ thể và về sự sắp xếp của tế bào trong 2 loại mô đó.

Mô biểu bì Mô liên kết
Vị trí mô trong cơ thể Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng như: ruột, bóng đái, mạch máu, các ống dẫn,… Có ở hầu hết các cơ quan: dưới da, gân, dây chằng, sụn, xương,…
 Sự sắp xếp của  Các tế bào xếp sít nhau. Các tế bào liên kết nằm rải rác các tế bào trong chất nền.

Câu 2.

Cơ vân Cơ trơn Cơ tim
Đặc điểm cấu tạo Tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang. Tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân. Tế bào dài, phân nhánh, có nhiều nhân.
Sự phân bố trong cơ thể Gắn với xương. Phủ ngoài da, lót trong các cơ quan rỗng: thực qurn, khí quản, khoảng miệng. Tạo thành tim.
Khả năng co dãn Co, dãn nhiều. Cõ, dãn ít hơn cơ vân và cơ tim. Co, dãn kém hơn cơ vân.

Câu 3. Lập bảng so sánh 4 loại mô:

Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo Gồm các tế bào xếp xít nhau. Gốm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền. Có 3 loại:
– Cơ vân: gắn với xương, tế bào dài, nhiều nhân có vân ngang.
– Cơ trơn: tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân.
– Cơ tim: tế bào dài phân nhánh, có nhiều nhân.
Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm.
– Nơron: gồm thân chứa nhân, thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục.
Chức năng Phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, hấp thu và tiết Nâng đỡ, liên kết các cơ quan  – Cơ vân: gắn với xương, cõ dãn tạo sự vận động. Tạo hệ thần kinh, tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 4. Trên chiếc chân giò lợn có các loại mô là: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy nối các thông tin ở cột B với thông tin ở cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời.

Loại mô (A) Chức năng (B) Trả lời
 1. Mô biểu bì a. Co dãn 1 …….
2. Mô liên kế b.Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường. 2……
3. Mô cơ (cơ vân, cơ trơn, cơ tim) c. Bảo vệ, hấp thu, tiết 3 ……
4. Mô thần kinh d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.  4………

Đáp án: 1-c, 2-0, 3-a, 4-b.

Câu 2. Mô là gì? Hãy liệt kê các loại mô chính và cho biết vị trí của chúng trong cơ thể.

Đáp án:

– Khái niệm: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu trúc giống nhau, đảm nhận những chức năng nhất định trong cơ thể

Các mô chính và vị trí của chúng trong cơ thể:

* Mô biểu bì:

– Có ở mặt ngoài cơ thể hay lót ở mặt trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, mạch máu…

* Mô liên kết:

– Có trong khoang bụng, khoang ngực để nối kết các cơ quan vào khoang cơ thể. Mô liên kết còn tham gia cấu tạo mô máu, mô sụn, mô xương, mô mỡ.

* Mô cơ: 

– Nối vào xương tạo hệ cơ quan vận động; có ở thành của các nội quan… 

* Mô thần kinh:

– Có ở các tổ chức thần kinh như não, tủy sống…

Câu 3. Cơ vân, cơ tim, cơ trơn có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?

Đáp án: Cơ vân, cơ tim, cơ trơn khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn như sau:

Số nhân Vị trí nhân Có vân ngang không
Cơ vân Nhiều nhân Ở phía ngoài sát màng
Cơ trơn Một nhân Ở giữa Không
Cơ tim Nhiều nhân Ở giữa

Nguồn website giaibai5s.com

Chương I. Khái quát về cơ thể người-Bài 4. Mô
Đánh giá bài viết