A. LÍ THUYẾT

– Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.

– Tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc mà sự chuyển động và đứng yên có tính tương đối. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc. Khi chọn vật nào đó làm mốc, ta xem bật đó là đứng yên.

– Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

Câu 1. Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông) và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.

+) Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.

+) Ta nói chung chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.

Câu 2. Chuyển động của các vật trong câu 1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật làm mốc.

Câu 3. Ta nói vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc. Chẳng hạn ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.

II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc

Câu 4. Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

Câu 5. Nếu so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.

Câu 6. Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.

Câu 7. Trong câu C1 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.

Câu 8. Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc.

– Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.

– Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông. 

III. Một số chuyển động thường gặp

Câu 9.

– Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống.

– Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống.

– Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay.

Câu 10.

– Người lái xe chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.

– Người đứng bên lề đường chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.

– Ô tô chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.

– Cột điện chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.

Câu 11. Nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp.

Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.

Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 3-4-5

1.1. Chọn C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

1.2. Chọn A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

1.3. A. Cây cối bên đường                B. Hành khách.

       C. Đường.                                  D. Ôtô.

1.4. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt Trời làm mốc. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất làm mốc.

1.5.

a) Cây cối ven đường và tàu là chuyển động. 

b) Cây cối ven đường là đứng yên, tàu là chuyển động.

c) Cây cối ven đường là chuyển động, tàu là đứng yên.

1.6. 1. Chuyển động tròn.                2. Dao động.

        3. Chuyển động tròn.               4. Chuyển động cong.

1.3. Chọn B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu. 

1.8. Chọn D. Có thể là bất kì vật nào.

1.9. Chọn D. Người đứng yên trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng.

1.10. Chọn D. Sân bay đang chuyển động.

1.11. Khi đó ta đã lấy dòng nước lũ làm mốc, ta thấy cầu như bị “trôi” ngược lại.

1.12. Nam đúng, Minh sai.

Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn luôn thay đổi so với tâm quay.

1.13. Cả Vân và Long đều nói đúng. Hai người có nhận xét khác nhau là vì hai người chọn các vật làm mốc khác nhau để xét chuyển động.

1.14. Cơ sở khoa học cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc-xép là: Boóc-xép hãm tàu mình lại, rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi  nhanh bằng các toa tàu nên mặc dù các toa tàu tụt dốc rất nhanh nhưng nếu so với tàu của Boóc-xép thì các toa tàu áp sát vào con tàu một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì.

1.15. Chọn C. Xe này chuyển động so với xe kia.

1.16. Chọn D. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi.

1.17. Dựa vào tính tương đối của chuyển động: Thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Một người lái xe máy đang chạy trên đường. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:

A. Xe máy đang đứng yên so với người lái xe.

B. Xe máy đang chuyển động so với người lái xe.

C. Người lái xe đang đứng yên so với mặt đường.

D. Người lái xe đang chuyển động so với chiếc xe.

Câu 2. Khi giải thích vật A đang đứng yên so với vật B thì phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Vì khoảng cách giữa 2 vật luôn không đổi.

B. Vì vị trí của vật A so với vật b là thay đổi.

C. Vì vị trí của vật B so với vật A là thay đổi.

D. Cả ba phát biểu trên đều sai.

Câu 3. Vật a chuyển động so với vật C. Vật B chuyển động so với vật C. Câu phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vị trí của vật A luôn thay đổi so với vật C.

B. Vị trí của vật B luôn thay đổi so với vật C.

C. Vị trí của vật A luôn thay đổi so với vật C.

D. Phát biểu A, B đúng nhưng phát biểu C sai.

Câu 4. Một người đi bộ trên một con đường thẳng dọc theo bờ sông và thấy một con thuyền thả trôi theo dòng nước, biết vị trí của thuyền so với người đó là không đổi. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau đây: 

A. Người chuyển động so với thuyền.

B. Người chuyển động so với nước.

C. Thuyền chuyển động so với người.

D. Người đứng yên so với nước.

Câu 5. Trong các chuyển động nêu dưới đây thì chuyển động nào không phải là chuyển động tròn. Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ treo trên tường.

B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ trong thang máy đang chuyển động.

C. Chuyển động của đầu cánh quạt trần khi quạt đang chạy.

D. Chuyển động của em bé đang ngồi trên chiếc đu quay tròn.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Xe máy đang đứng yên so với người lái xe là đúng vì vị trí của xe máy không thay đổi so với người (vật mốc). Chọn A.

Câu 2. Cả 3 phát biểu trên đều sai. Vì không thể chọn câu B hoặc C, còn nếu chọn câu A thì cũng không thể được, vì khoảng cách giữa 2 vật A và B không đổi thì chưa chắc Á đứng yean so với B, chẳng hạn A chuyển động tròn quanh B. Chọn D.

Câu 3. Vị trí của vật A luôn thay đổi so với vật B là sai. Vì khi vật A chuyển động so với vật C, vật B cũng chuyển động so với vật C thì chưa chắc vị trí của vật A luôn thay đổi so với vật B.

Ví dụ: Nam và Hải đang ngồi yên trên một đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga, thì Nam và hải đều chuyển động so với nhà ga nhưng vị trí của Nam không thay đổi so với Hải. Chọn C.

Câu 4. Người đứng yên so với nước là đúng. Vì mặc dù người chuyển động so với bờ nhưng người đứng yên so với thuyền mà thuyền đứng yên so với nước nên vị trí của người so với nước là không đổi. Chọn D.

Câu 5. Chuyển động của đầu kim đồng hồ được gắn vào thang máy đang chuyển động không phải là chuyển động tròn. Chọn B.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương I. Cơ học-Bài 1. Chuyển động cơ học 
Đánh giá bài viết