A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

                                     §1. PEPTIT

I. Khái niệm và phân loại

1. Khái niệm

– Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit. .

– Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

2. Phân loại (gồm 2 loại)

• Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc α-aminoaxit. 

• Polipeptit: có từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit.

II. Cấu tạo, đồng phân và danh pháp 

1. Cấu tạo

Peptit có công thức chung là:

2. Đồng phân, danh pháp

– Số đồng phân peptit: n! (với n là số phân tử α-aminoaxit khác nhau)

– Danh pháp: a) Ghép các tên gốc axyl của các α-aminoaxit bắt đầu từ đâu N rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (giữ nguyên).

                   b) Ghép các tên viết tắt của các a-aminoaxit.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng màu biure

Dung dịch peptit phản ứng với Cu(OH) cho phức tan màu tím đặc trưng.

Chú ý: Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có phản ứng này.

2. Phản ứng thủy phân:

Trong môi trường axit hoặc kiềm, dung dịch peptit bị thủy phân tạo ra các α-aminoaxit.

                                    §2. PROTEIN

I. Khái niệm và phân loại

– Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

– Protein được phân thành 2 loại:

• Protein đơn giản: được tạo thành bởi các gốc a-aminoaxit.

• Protein phức tạp: gồm protein đơn giản cộng với thành phần phân tử “phi protein” như axit nucleic, lipit, gluxit,…

II. Sơ lược về cấu trúc phân tử protein

Phân tử Protein có bốn cấp độ bậc cấu trúc: cấu trúc bậc I, bậc II, bậc III và bậc IV.

Cấu trúc bậc I là trình tự sắp xếp các đơn vị a-aminoaxit trong mạch protein. Cấu trúc này được giữ vững chủ yếu nhờ liên kết peptit.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

Protein bị thủy phân đến cùng sẽ tạo thành hỗn hợp các α-minoaxit:

2. Phản ứng màu

– Phản ứng với HNO3 đặc: tạo kết tủa màu vàng.

– Phản ứng với Cu(OH)2 (phản ứng biure): Cu(OH)2 (tạo ra từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm có màu tím.

IV. Khái niệm về enzim và axit nucleic

1. Enzim

Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật (xúc tác sinh học). Xúc tác enzim có tính chọn lọc rất cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một chuyển hóa nhất định. Xúc tác enzim làm tăng tốc độ phản ứng từ 109 ÷ 1011 lần so với xúc tác hóa học.

2. Axit nucleic

– Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ.

– Nếu pentozơ là ribozơ, axit nucleic kí hiệu ARN. Nếu pentozơ là đeoxiribozơ, axit nucleic kí hiệu ADN.

– Khối lượng phân tử AND từ 4 ÷ 8 triệu, thường tồn tại ở dạng xoắn kép.

– Khối lượng phân tử ARN nhỏ hơn AND, thường tồn tại ở dạng xoắn đơn.

Nguồn website giaibai5s.com

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI VÁ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 75 Câu 1. Chọn D Câu 2. Chọn D Câu 3. • Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a-aminoaxit liên

kết với nhau bằng các liên kết peptit. • Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a

aminoaxit được gọi là liên kết peptit. • Có 4 liên kết peptit trong một pentapeptit mạch hở. . • Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc a- aminoaxit.

  • Polipeptit: có từ 11 đến 50 gốc a-aminoaxit. Câu 4.

Công thức cấu tạo và tên gọi các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và valin:

H2NCH COOH, CH2CH(NH2)COOH, (glyxin–Gly)

(alanin-Ala) CH,CH(CH3)CH(NH2)COOH : (valin-Val) Trùng ngưng 3 phân tử của 3 loại amino axit trên được 3! = 6 loại peptit sau: Gly-Ala-Val

Ala-Gly-Val

Ala-Val-Gly Gly-Val-Ala

Val-Gly-Ala

Val-Ala-Gly Câu 5.

  1. a) Trình tự các a-aminoaxit trong pentapeptit A: Gly-Ala-Gly-Gly-Val b) Aminoaxit đầu N là glyxin.

Aminoaxit đầu C là valin. Câu 6. Chọn C – Cho Cu(OH)2 vào các dung dịch và lắc nhẹ:

  • Dung dịch glucozơ và glixerol cho màu xanh lam. • Lòng trắng trứng cho màu tím đặc trưng (phản ứng biure).

Etanol không phản ứng + Nhận ra lòng trắng trứng và

etanol. – Để phân biệt glucozơ và glixerol, ta dùng Cu(OH)2/OH và đun nóng. Dung dịch glucozơ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch, glixerol

không đổi màu.

Câu 7.

  1. a) – Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc a-aminoaxit | liên kết với nhau bằng các liên kết peptit. – Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống. b) – Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các

gốc a-aminoaxit. – Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” như axit nucleic,

lipit, cacbohiđrat, … Câu 8.

– Dùng dung dịch I2 nhận ra hồ tinh bột (có màu xanh tím). – Dùng dung dịch HNO3 nhận ra lòng trắng trứng ( màu vàng).

– Còn lại là nước xà phòng. Câu 9. Phân tử khối gần đúng của một hemoglobin:

56 x 100

= 14000 (dvC).

0,4 Câu 10. nmắt xích alanin = Calanin *

– 50000 x 170 –

} = 191 (mắt xích). 89 x 500

Chương 3. Amin, Aminoaxit và Protein-Bài 12. Peptit và protein
Đánh giá bài viết