Nguồn website giaibai5s.com

1 Cách dạy trẻ về số ngày trong các tháng

PH cho trẻ xem tờ lịch năm 2005 ở SGK (trang 107) rồi hỏi để trẻ trả lời :

– Tháng 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12) có bao nhiêu ngày ?

31 (28, 31, 30, 31, 30, 31, 31, 30, 31, 30, 31) ngày. Trẻ trả lời đến đâu thì PH viết ra đến đó như ở trang 108 SGK. Riêng tháng 2 thì PH cho trẻ xem thêm tờ lịch ở trang 109 SGK để bổ sung : Bình thường thì trong bốn năm liền có tới ba tháng 2 có 28 ngày và một tháng 2 có 29 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. PH chốt lại cách nhớ :

| Bảy tháng có 31 ngày :

+

+

+ 1, 3, 5, 7 (bốn số lẻ liên tiếp).

+ 8, 10, 12 (ba số chẵn liên tiếp). – Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. – Bốn tháng còn lại (tháng 4, 6, 9, 11) có 30 ngày.

Ghi chú :

3

111067

9 8)

*

– Có thể cho trẻ nắm bàn tay phải

thành nắm đấm để trước mặt (xem hình vẽ) rồi tính từ trái qua phải (sau đó từ phải qua trái): chỗ lồi ra của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2) hay 30 ngày (tháng 4, 6, 9, 11).

D

  1. Về cách xem lịch tờ thì trẻ đã học ở lớp 2, nay chỉ củng cố

lại. X. Dạy trẻ xem đồng hồ (chính xác đến từng phút) 1. PH giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các

vạch chia phút). 2. PH yêu cầu trẻ nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong

phần bài học (trang 123, SGK) rồi hỏi :”Đồng hồ chỉ mấy giờ

?” (6 giờ 10 phút). – PH hướng dẫn trẻ quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để

xác định vị trí : + Kim ngắn ở quá số 6 một chút vậy là hơn 6 giờ. + Kim dài đi quá số 2 là 3 vạch nhỏ tức là thêm 3 phút nữa,

được 13 phút (nhẩm miệng 2 x 5 = 10, thêm 3 là 13). Vậy đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. 3. Tương tự, PH cho trẻ quan sát đồng hồ thứ ba để trẻ nêu

được theo hai cách : “6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút”. Với cách đọc giờ thứ hai, PH hướng dẫn trẻ xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ. Trẻ có thể tính từ vị trí

hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn 4 phút nữa. Như vậy có thể nói : 7 giờ kém 4 phút. PH có thể cho trẻ xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo hai cách (chẳng hạn : 8 giờ 38 phút hay 9 giờ kém 22 phút). Chú ý : PH có thể lưu ý cho trẻ : Thông thường ta chỉ đọc giờ theo một trong hai cách : nếu kin dài chưa vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách “… giờ … phút”, nếu kim dài vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim

đồng hồ) thì nói theo cách “… giờ kém … phút”.

Cha mẹ dạy con học Toán 3-§3. Giúp trẻ học phần “Các số đến 10 000 và 100 000”-B. Cách dạy trẻ học-IX – X. Dạy trẻ về số ngày trong các tháng và xem lịch. Dạy trẻ xem đồng hồ (chính xác đến từng phút)
Đánh giá bài viết