Nguồn website giaibai5s.com

  1. PH giới hiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã.

Chẳng hạn, cho trẻ xem mặt đồng hồ (có các số ghi bằng chữ số La Mã như hình vẽ trong trang 121 SGK) rồi hỏi : “Đồng hồ chỉ mấy giờ ?”… Dù trẻ trả lời đúng hoặc không đúng cũng giới thiệu cho trẻ biết, các số ghi trên mặt đồng hồ là các số

ghi bằng chữ số La Mã. 2. PH giới thiệu từng chữ số I, V, X. Chẳng hạn, viết chữ số I,

chỉ vào và nêu : đây là chữ số La Mã, đọc là một, I chỉ số 1, chỉ vào 1 cho trẻ đọc : “một”. Tương tự với V, X.)

* Chữ V giống như một bàn tay.

Chữ X giống như hai bàn tay (hay hai chữ V) chắp lại.

  1. PH giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai

(XII). Nên giới thiệu từng số, chưa nên giới thiệu các nguyên tắc khái quát. Chẳng hạn, viết số III, chỉ vào và cho trẻ đọc : “ba”, PH giới thiệu : số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là ba (III = 1 + 1 + 1); hoặc với IX thì giới thiệu bằng cách viết IX, chỉ vào IX cho trẻ đọc : “chín”, PH nêu : số IX do chữ số 0 (mười) ghép với chữ số 1 (một) viết liền vào bên trái nên có giá trị ít hơn X một đơn vị (IX = X – I)…. Chú ý : Có thể cho trẻ nhận xét (nhưng không phải học thuộc), chẳng hạn : Khi viết số bằng các chữ số La Mã, mỗi chữ số không viết lập lại liền nhau quá 3 lần. (Ví dụ : không viết VIIII mà viết IX

để chỉ số chín). – Chữ số I viết bên trái V (hoặc X) thì làm giảm giá trị của V (hoặc X): IV = 5 – 1 = 4, IX = 10 – 1 = 9. Nhưng không được viết quá một chữ số 1 vào bên trái V (hoặc X). Chẳng hạn,

không viết 8 là IIX mà phải viết là VIII. 4. Sau đó, PH cho trẻ làm các bài tập ở SGK.

Cha mẹ dạy con học Toán 3-§3. Giúp trẻ học phần “Các số đến 10 000 và 100 000”-B. Cách dạy trẻ học-II. Dạy trẻ về số La Mã
Đánh giá bài viết