Nguồn website giaibai5s.com

  1. Dạy trẻ về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu

thức 1. PH lưu ý trẻ là thứ tự thực hiện các phép tính rất quan

trọng, chẳng hạn : 2 + 3 x 4 = ? – Nếu làm tính cộng trước thì kết quả là 20. – Nhưng nếu làm tính nhân trước thì kết quả là 14.

Do đó phải quy định chặt chẽ về thứ tự làm tính. 2. PH nêu : Các nhà toán học đã quy định như sau : a) Cứ nhìn thấy dấu ngoặc thì phải làm tính ở trong ngoặc

trước. b) Nếu không có dấu ngoặc thì phải làm tình nhân, chia

trước, sau đó mới làm tính cộng, trừ. c) Nếu chỉ có tính cộng, trừ thì làm từ trái sang phải. d) Nếu chỉ có tính nhân, chia thì làm từ trái sang phải. Ghi chú : Có thể so sánh vui như sau : Vào các ngày sắp Tết,

có nhiều người mua vé tàu hỏa về quê nên phải xếp hàng. – Dấu ngoặc cũng giống như người có thể thương binh phải

được ưu tiên mua vé trước tiên. – Dấu nhân, chia giống như cụ già (phụ nữ có thai) sẽ được ưu

tiên mua vé ngay sau các thương binh. – Dấu cộng, trừ giống như người bình thường sẽ phải mua vé

sau các thương binh và cụ già.

U11

(*) Quy tắc chung là : Nếu hạ một chữ số xuống mà không đủ chia, em phải viết 0 ở thương.

Tuy nhiên : – Nếu như tất cả đều là cụ già (phép nhân, chia) thì ai đến

trước mua trước (tức là tính từ trái sang phải : viết trước thì

tính trước). – Nếu như tất cả đều là người bình thường (phép cộng, trừ) thì

cũng như vậy. 3. PH cho HS học thuộc lòng quy tắc và làm các bài tập về tính

giá trị biểu thức ở trang 79, 80, 81, 82, 83, SGK. Trong môi trường hợp PH cần hỏi trẻ : Phải làm phép tính

nào trước ? (…) Vì sao ? (…)

 

Cha mẹ dạy con học Toán 3-§2. Giúp trẻ học phần “Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000”-B. Cách dạy trẻ học-V. dạy trẻ về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
Đánh giá bài viết