Đề thi môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia gồm hai phần là Đọc hiểu và Làm văn, thực chất là nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Nội dung cụ thể được thể hiện ở 3 yêu cầu: đọc hiểu, viết nghị luận xã hội và viết nghị luận văn học. Việc kiểm tra kiến thức tiếng Việt được tích hợp vào ca 2 phần của để thi.

Phần Đọc hiểu hướng đến yêu cầu HS đọc bất kì một kiểu, loại văn bản nào và là văn bản không có trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn. Đó là một yêu cầu đúng và cần thiết, vì trong cuộc sống, HS phải tiếp xúc và phải đọc rất nhiều kiểu, loại văn bản khác nhau, hầu hết là các văn bản thông tin (có nghiên cứu cho là chiếm đến 80%). Vì thế, đối tượng kiểm tra đọc hiểu thường là các văn bản thông tin như các bài báo khoa học thường thức, các bài viết trong SGK khoa học tự nhiên, các bài viết trên báo chí hằng ngày,… Phần này cũng có khi kiểm tra đọc hiểu các văn bản văn học như đề thi chính thức kì thi THPT quốc gia năm 2020. Để viết bài nghị luận văn học, HS cũng phải thực hành đọc hiểu văn bản văn học và vận dụng vào viết bài văn. Đây chính là yêu cầu vận dụng cao. Do thời gian làm bài không nhiều nên đoạn trích hay văn bản cho phần Đọc hiệu thường có độ dài vừa phải (khoảng 150 – 300 chữ). Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, vì có thời gian nhiều hơn nên HS cũng có thể tập làm quen với việc đọc hiểu một số đoạn trích văn bản dài hơn. Đoạn trích trong phần Đọc hiểu tương đương với các văn bản HS đã được học và luyện tập trong chương trình (về nội dung, kiểu loại văn bản và mức độ phức tạp của câu hỏi).

Khi làm cầu đọc hỏi hiểu, cần chú ý đến kiêu, loại văn bản. Vì đọc hiểu văn bản thông tin rất khác với đọc hiểu văn bản văn học. Ngay trong văn bản văn học thì yêu cầu đọc hiểu văn bản thì cũng có nhiều điểm khác với đọc hiểu văn bản văn xuôi và kịch bản văn học. Có thể nói, mỗi thể loại có những đặc điểm riêng nên cũng cần có những câu hỏi đọc hiểu khác nhau. Với các nước phát triển, việc đánh giá kết quả đọc hiệu thường được kiểm tra bằng trắc nghiệm, với một khối bản và câu hỏi khá lớn (6 – 8 văn bản và hàng trăm câu hỏi). Ở Việt Nam, do không muốn HS chịu quá nhiều áp lực nên Bộ GD&ĐT chủ trương giảm thời gian làm bài (trước đây là 180 phút, sau giảm còn 150 phút và những năm trở lại đây chỉ còn 120 phút đối với môn Ngữ văn). Do thời gian rất hạn chế nên các phần câu hỏi kiểm tra đánh giá đều rút bớt nội dung. Phần Đọc hiểu thường chỉ nêu 4 đến 5 câu hỏi, trong đó có 1 hoặc 2 câu yêu cầu ở mức nhận biết; 1 hoặc 2 câu yêu cầu ở mức thông hiểu và 1 hoặc 2 câu ở mức vận dụng. Các loại câu hỏi đọc hiểu rất đa dạng do sự phong phú của các kiểu văn bản. Cũng là nhận biết hoặc thông hiểu, nhưng với văn bản thông tin thì các câu hỏi đọc hiểu khác với văn bản văn học.

Phần nghị luận xã hội thường yêu cầu HS trình bày suy nghĩ, thái độ của mình trước một vấn đề đạo lí hay hiện tượng trong cuộc sống. Trọng tâm đánh giá là cách lập luận, cách nếu các luận điểm, lí lẽ và các dẫn chứng của người viết nhằm thuyết phục người đọc. Cho nên không chỉ là vấn đề đúng sai mà quan trọng hơn là cách thuyết phục của người viết về sự đúng sai đó. Cần chú ý trước hết tư duy logic, khả năng thuyết phục, sau đó là nội dung và cách diễn đạt, trình bày. Cũng do thời gian làm bài ít nên câu nghị luận xã hội thường chỉ yêu cầu viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) và như thế vấn đề nêu lên không thể quá lớn, thường là chỉ yêu cầu HS phát triển một ý nào đó. Mấy năm gần đây, để tạo cho HS có thêm thời gian, giảm bớt sự phức tạp, vấn đề nghị luận xã hội thường được lấy ngay trong phần Đọc hiểu văn bản của đế. HS chỉ cần phát triển y đã có từ phần Đọc hiểu.

Phần nghị luận văn học nhằm kiểm tra khả năng cảm thụ, phân tích, đánh giá văn bản văn học của HS (thường chiếm 50% tổng số điểm) nhưng cũng do thời gian ít (chỉ khoảng 60 phút) nên đề thi không thể yêu cầu HS viết những vấn đề phức tạp, có dung lượng lớn. Nhằm chống lại việc học thuộc, sao chép văn mẫu, đề thi thường yêu cầu so sánh hay tổng hợp hiểu biết từ vài ba tác phẩm văn học. Từ năm 2018, do yêu cầu mở rộng phạm vi kiểm tra đánh giá bao gồm cả lớp 11 nên đề thi có yêu cầu liên hệ với các văn bản đã học ở lớp 11. Tuy nhiên, cân hiệu việc mở rộng phạm vi kiểm tra đánh giá xuống lớp 11 và lớp 10 đa dạng và linh hoạt hơn: không chỉ có hình thức liên hệ về nội dung và ngữ liệu văn bản như đề thi năm 2018 mà còn là yêu cầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của cả 3 lớp 10, 11, 12 để làm bài.

Có thể thấy, cấu trúc của đề thi như thế là khá toàn diện và hợp lí so với mục tiêu và điều kiện hiện nay. Sau đây là 2 đề thi chính thức kì thi THPT quốc gia năm 2020 của Bộ GD&ĐT.

Nguồn website giaibai5s.com

Cấu trúc chung đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn
Đánh giá bài viết