Cấu trúc đề phần Đọc hiểu gồm 2 nội dung chính: văn bản/ đoạn trích cần đọc hiểu và các yêu cầu đọc hiểu. Ví dụ:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ghi bên dưới:

Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.

Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng lên ngào ngạt. Chúng ta mỉm cười và cất tiếng chào thân ái ngày mới với một ai đó bên cạnh mình. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kì ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra.

Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Những lời thì hận lẫn hiện lên trên những tờ báo phát hành buổi sáng ở đâu đấy, hiện lên trong giọng nói của chính con người trên một hệ thống phát thanh, hiện lên trong một tòa nhà nào đấy vốn tận nghiện và hiện lên trong cả ngôi nhà giản dị mà đến qua chúng ta đã từng thì tí nào hạnh phúc. Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đối mắt con người.

Tại sao những khoảnh khắc kì diệu: mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian là như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, ca thì hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

(Cần một ngài hoà giải đề yêu thương,  dẫn theo http:/www. vietnamnet.vn. ngày 17 – 09 – 2010)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2. Vấn đề chính tác giả nêu lên trong đoạn trích là gì?

Câu 3 Theo anh chị, nhan đề Cần một ngày hòa giải để vết thương có liên quan gì đến vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích?

Câu 4 Đoạn trích giúp anh/ chị nhận ra điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn thân mình?

Muốn trả lời tốt các câu hỏi đọc hiểu, HS cần chú ý một số điểm sau đây:

a) Đọc kĩ văn bản

Do thời gian làm bài không nhiều nền văn ban đoạn trích đọc hiệu thường ngắn gọn (khoảng 150 – 300 chữ) và vì thế cũng không mất nhiều thời gian cho việc đọc. Không nên đọc vội, đọc qua loa, nếu cần nên đọc lại vài lần.Trong khi đọc, cần chú ý bố cục; những câu, từ ngữ, hình ảnh quan trọng (gạch chân hoặc đánh dấu vào những chi tiết ấy); tên văn bản và tranh ảnh minh hoạ (nếu có).

Trong ví dụ nêu trên, có thể thấy đoạn trích gồm 4 đoạn văn. Các câu mở đầu đoạn có các từ ngữ, hình ảnh rất đáng chú ý: câu mở đầu (và cũng là câu văn duy nhất) của đoạn 1 là: “Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.”; câu mở đầu đoạn 2 là: “Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây co, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng lên ngào ngạt.”. Rõ ràng, đoạn 1 và đoạn 2 tập trung nói về những vẻ đẹp bình yên, đáng yêu, đáng trân trọng, nâng niu của cuộc sống thường ngày: tia nắng ấm áp và lộng lẫy, tiếng chim rộn vang, hương thơm của cây cỏ, hoa trái,…

Nhưng đến câu mở đầu của đoạn 3 thì đã khác: “Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc”. Hình ảnh máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy cho thấy sự tang tóc, chết chóc, khổ đau đã xuất hiện trong cuộc sống đẹp đẽ này – thế giới yên bình không còn bình yên nữa,

Và câu mở đầu của đoạn cuối: “Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời?” là câu hỏi tu từ thể hiện thái độ của người viết trước những vô lí, tàn bạo, bất công đang tồn tại trong thế giới này

b) Đọc kĩ các yêu cầu của câu hỏi, trả lời trực tiếp, ngắn gọn rõ ràng và đúng trọng tâm

– Với mức độ nhận biết: Trong ví dụ vừa nêu, câu 1 yêu cầu HS nhận biết và chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Sở dĩ nói phương thức biểu đạt chính vì trong một văn bản đoạn trích có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó thường có một phương thức biểu đạt chính. Đoạn trích trong ví dụ vừa nếu sử dụng phương thức nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Nhưng phương thức nghị luận là chính.

– Với mức độ thông hiểu: Trong ví dụ vừa nêu, câu 2 yêu cầu HS hiểu vấn đề chính đặt ra trong đoạn trích và câu 3 yêu cầu hiểu mối quan hệ giữa vấn đề chính với nhan đề của đoạn trích.

+ Rõ ràng, để xác định được vấn đề chính tác giả nêu lên trong đoạn trích”, HS cần suy nghĩ, tổng hợp nội dung các ý của cả 4 đoạn văn trong đoạn trích vừa nêu trên. Việc chi ra vấn đề chính có thể diễn đạt bằng nhiều cách, câu chữ trình bày có thể khác nhau nhưng phải đúng ý trọng tâm. Chẳng hạn, có thể tham khảo một số cách diễn đạt vấn đề chính sau đây:

  • Tại sao con người lại tự gây ra những đau khổ cho cuộc sống của mình và của đồng loại?
  • Con người tự gây ra những đau khổ cho chính cuộc sống của mình.
  • Tại sao cuộc sống vốn tươi đẹp, hạnh phúc, bình yên là thế mà vẫn bị bạo lực, khổ đau rình rập, tàn phá?
  • Cuộc sống vốn tươi đẹp, hạnh phúc, bình yên là thế nhưng bạo lực, khổ đau vẫn luôn rình rập, tàn phá.
  • “Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?”.
  • Chính chúng ta đã biến ngôi nhà đẹp đẽ, ấm cúng của mình thành nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và giá lạnh.

Có thể có những cách diễn đạt khác nữa, nhưng như đã nói, phải nêu bật được ý trọng tâm của đoạn trích. Vì thế, trong khi luyện tập, nếu gặp các câu hỏi dạng này, HS cần tập diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau; khi làm bài thi thì chỉ cần đưa ra một cách nhưng cũng có thể nêu lên vài cách diễn đạt khác nhau để câu trả lời thêm phong phú và chứng tỏ tư duy linh hoạt, khả năng nắm bắt bản chất vấn đề.

+ Câu số 3 của ví dụ nêu trên cùng là một câu kiểm tra mức độ thông hiệu khi yêu cầu HS chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề chính (vừa rút ra ở câu 2) với nhan để Cần một ngày hòa giải để yêu thương của đoạn trích.

Cũng như câu 2, HS không thể tìm thấy câu trả lời trực tiếp từ các thông tin tường minh có trong đoạn trích mà phải suy luận và liên hệ. Đã từ lâu, khi nhân loại ngày càng lún sâu vào những tệ nạn do chính mình gây ra thì cũng là lúc nổi lên các phong trào thể hiện sự đoàn kết nhằm chống lại những tệ nạn ấy. Và thế giới đã đề cao các phong trào đó bằng việc chọn một ngày, thậm chí một giờ để kêu gọi cá nhân loại hưởng ứng. Có thể kể đến Ngày Trái Đất (Earth Day); Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day), Ngày Thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day), Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day), Ngày Quốc tế chống Thử nghiệm Hạt nhân (International Day Against Nuclear Tests), Giờ Trái Đất (Earth Hour),… Nhan đề bài viết Cần một ngày hòa giải để yêu thương xuất phát từ ý tưởng: thế giới này vốn rất tươi đẹp, vốn là ngôi nhà chung ấm cúng, yên bình nhưng chính con người tự gây nên đau khổ cho nhau bằng những hận thù, ích kỉ, vô cảm và giá lạnh,… Vì thế cần phải đoàn kết, hoà hợp, hoà giải, yêu thương để nhân loại bớt đi những khổ đau không đáng có. Đó là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này.

Hiểu vấn đề như thế, diễn giải như thế nhưng khi trả lời câu hỏi 3 của ví dụ trên, HS chỉ cần nêu ngắn gọn như sau: Giữa nhan đề và vấn đề chính của đoạn trích có mối quan hệ rất mật thiết. Vấn đề chính của đoạn trích là thực trạng: cuộc sống vốn tươi đẹp, hạnh phúc, bình yên nhưng bạo lực, khổ đau vẫn luôn rình rập, tàn phá; của nhan để đoạn trích chính là giải pháp: cân nuột ngày hòa giải để yêu thương.

Cần lưu ý rằng câu trả lời có thể diễn đạt, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thấy được mối liên hệ như đã nêu.

– Mức độ vận dụng trong ví dụ vừa nếu thể hiện ở câu 4. Đây là một câu hỏi mơ, HS có thể nêu lên điều ý nghĩa nhất đối với mình theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, đó phải là điều xuất phát, liên quan và gắn bó chặt chẽ với vấn để chính đặt ra trong đoạn trích. Có thể tham khảo một số gợi ý trả lời cho câu 4 như sau:

Đoạn trích giúp tôi/ em nhận ra điều có ý nghĩa nhất là:

• Cần biết trân trọng cuộc sống yên bình và đẹp đẽ này.

•Cần bảo vệ và có trách nhiệm với ngôi nhà chung của chúng ta – Trái Đất.

• Cần biết chia sẻ, hoà hợp, biết tha thứ để yêu thương nhau hơn.

  • Cần chung tay đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện hận thù, tham lam, ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm,…
  • Nhận ra mình lâu nay sống quá ích kỉ, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, không biết trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc sống…

Cần lưu ý rằng câu trả lời có thể là một ý, cũng có thể kết hợp 2 hay nhiều ý.

 

Nguồn website giaibai5s.com

Cách làm các câu hỏi ở phần Đọc hiểu bài thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
Đánh giá bài viết