Câu 1: Có thể làm nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 100°C được không?

Giải

Được. Bằng cách đun nước trong nồi kín (nồi áp suất). Càng đun, áp suất hơi trong nồi càng lớn và nhiệt độ sôi cũng tăng.

=> nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.

Câu 2: Vì sao nhiệt kế thủy ngân không thể đo được nhiệt độ thấp hơn -40°C và nhiệt kế rượu lại không thể đo được nhiệt độ trên 80°C. Biết nhiệt độ sôi của rượu là 80°C và nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39°C.

Giải

* Nhiệt kế thủy ngân không thể đo được nhiệt độ thấp hơn -40°C do thủy ngân bắt đầu hóa thể rắn ở khoảng -39°C nên ở nhiệt độ thấp hơn -40°C nó biến thành thể rắn.

* Nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ lớn hơn 80°C do rượu bắt đầu sôi ở khoảng 78°C nên ở nhiệt độ lớn hơn 80°C nó đã bay hơi.

Câu 3. Một học sinh làm thí nghiệm và thu được bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 1 chất lỏng được đun nóng liên tục.

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (°C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80

 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16

c) Chất lỏng này có phải là nước không? Tại sao?

Giải

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất lỏng này (như hình vẽ)

b) Chất lỏng sôi vì nhiệt độ của chất lỏng trong thời gian này không thay đổi.

c) Chất lỏng này không phải là nước vì nhiệt độ sôi của nước là 100°C chất lỏng này là rượu vì rượu sôi ở 80°C.

Bài tập nâng cao Vật Lý 6 – Bài 28 + 29
Đánh giá bài viết