Câu 1: Nêu 3 hiện tượng về sự nóng chảy và 3 hiện tượng về sự đông đặc.

Giải

– Ba hiện tượng về sự nóng chảy:

+ Khi đốt nến => sáp nến chảy ra

+ Cho cục nước đá vào nước => nước đá tan

+ Một que kem đang tan

– Ba hiện tượng về sự đông đặc:

+ Đặt một cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh => nước đông thành nước đá.

+ Sáp đèn cầy chảy ra rồi cứng lại.

+ Đúc tượng đồng.

Câu 2: Tại sao khi cho nước vào chai để trong ngăn đá tủ lạnh, không nên cho nước đầy chai?

Giải

Cho nước vào đầy chai và để vào ngăn đá của tủ lạnh thì nước sẽ nở ra (vì nước chỉ co lại từ 0°C – 4°C). Thể tích sẽ tăng lên và gây lực rất lớn làm cho chai sẽ bị vỡ.

Câu 3: Cho đường biểu diễn về sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất như hình vẽ. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Chất đó nóng chảy ở bao nhiêu °C?

b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là bao nhiêu?

c) Ứng với đoạn AB và CD chất đó tồn tại ở thế nào?

d) Đoạn BC biểu diễn quá trình gì của chất.

Giải

a) Chất này nóng chảy ở 80°C.

b) Nhiệt độ nóng chảy của chất là 80°C.

c) Đoạn AB chất tồn tại ở thể rắn

Đoạn CD chất tồn tại ở thể lỏng

d) Đoạn BC biểu diễn quá trình nóng chảy.

Câu 4: Tại sao ở xứ lạnh, người ta thường dùng rượu để làm nhiệt kế, chứ không dùng thủy ngân?

Giải

Vì nhiệt độ đông đặc của rượu là 117°C, còn thủy ngân là -39°C. Ở xứ lạnh nếu nhiệt độ xuống quá thấp, thủy ngân sẽ bị đông đặc, không đo được nhiệt độ.

Bài tập nâng cao Vật Lý 6 – Bài 24 + 25
Đánh giá bài viết