Đã vào mùa thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải đồng. Trời xanh và cao dần lên. Một nền mây mùa thu xanh bát ngát. Cánh đồng dậy thì. Lúa xanh tít trải dài từ những bìa làng đến tận chân trời. Những thửa ruộng cấy sớm, cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào thu. Lúa thì con gái như một thứ nhung xanh, khiến cho trời thu càng đẹp. Những làng quê với màu tre, màu cây, như những chiếc đảo xanh, cũng xanh đậm lên đôi chút. Thành ra mùa thu ở thôn quê, màu sắc như vào mùa, đua nhau đẹp. Nắng nhạt dần, thứ nắng như tơ tằm, như lụa, như sa, nhưng gam độ màu vàng thật óng ả, thật dịu dàng. | Mùa thu là mùa của dịu dàng, êm đềm, thơ thới. Đến làn sương mù, một bữa nào đó hiện ra, la đà mặt đất, trong cái màu trắng đục như sữa, bỗng xanh nhẹ màu lơ, như thể cái nền trời thu xẻ một chút nào đó cho mặt đất. Rồi những đám khói chiều thu cũng xanh ngắt bay lên trời, lại như đất quê nhắc với trời quê: “Màu xanh của trời, dưới đất này cũng có!”.

Trên những cánh đồng bãi, rau cỏ xanh ngân, thứ màu xanh no nắng, no gió, no nước, no thức nuôi cây. Xanh rau, xanh quả, những khuôn vườn cũng đang cho nổ vụ qua mùa thu, và hứa hẹn một mùa hoa quả cho cái tết cổ truyền sắp tới.

Chỉ có những con đề là cỏ lụi dân. Chú tôi nói: “Vạn vật túc sái tư thu đông”, nghĩa là muôn vật sẽ se sắt vào mùa thu, mùa đông. Con đề chính là nơi báo hiệu những tháng mùa se sắt ấy. Công thôi màu đục đam mê cường tráng. Dòng sông đang trong đấy, nhưng rồi mặt sông sẽ lạnh dần, một thứ lạnh giấu một nỗi buồn kín đáo tận bên trong.

Những đám cỏ may cũng đã hết cái thời hoa giăng một giải tím ngát mặt để, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ. Có mượn gió, mượn người gieo giống đi muôn nẻo… 

Chim chiến chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẽ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiến chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hoà. Chiên chiên chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiến chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đá hoá phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. .

Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Ắt hẳn chim hay lân la ở những miền sơn cước, hay là chim có giọng hát tuyệt vời của núi!

Nhưng đâu phải chim chỉ sống ở núi, chim có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la. Chiền chiện cũng có rất nhiều ở những vùng cát ven biển… – Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng đã kiếm ăn no nê, trên bãi, trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiến chiến bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời. Nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây…

Chim chiến chiện bay lên đấy!

Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran để hồi, âm điệu hài hoà đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản… Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người đang lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc… Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ.

Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiên chiến giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng… Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Chim chiên chiện đã bay lên và đang hót.

Ngô Văn Phú (Trích báo Giáo dục và thời đại) – Giaibai5s.com

Bài số 97: Chiền chiện bay lên
2.3 (45.77%) 364 votes