Là một người dân Xô viết yêu nước, I-li-a Ê-ren-bua đồng thời là một nhà văn, nhà báo. Ông đã ghi lại được thời khắc lịch sử vô cùng thiêng liêng, quý báu của dân tộc Xô viết. Chính trong lúc đất nước cam go nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cuộc đụng đầu quyết liệt với bọn Hít| le, bài báo Thử lửa đã ra đời. Lòng yêu nước là một đoạn trích trong bài

báo ấy. Nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất trữ tình đằm thắm, vì thế việc khẳng định chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê thành lòng yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bài văn được kết cấu thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dung này, tác giả sử dụng một trình tự lập luận khá chặt chẽ. 

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kết từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sống, yêu vị the chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. ( Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn. Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những nét thanh tú” những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.

Ngòi bút của tinh tế I-li-a Ê-ren-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ ! đẹp thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có những thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh. Đây xứ Gru-di-a với những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ánh bạc, có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay những lời thân ái giản dị. Thật thú vị biết bao! Và đây thành Lê-nin-grát đường bộ và mơ mộng, với những tượng đồng tạo những con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-xcơ-va cổ kính với những phố cũ ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với điện Krem-li, những tháp cổ có ánh sao đỏ.

Ngòi bút miêu tả của I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sắc thái trữ tình, thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình.

Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và gợi cảm đến thế.

Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình sảnh so sánh rất ấn tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê-ren-bua . chuyển sang khẳng định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức sống mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn này mỗi người dân Xô viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.

Kết thúc bài văn là một câu văn mang tính chất chân lí, nó thành phương châm sống và chiến đấu của nhân dân Xô Viết lúc bấy giờ: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”. Vượt ra khỏi biên giới nước Nga nó trở thành lí tưởng sống cho tất cả người dân yêu nước trên toàn thế giới.

Giaibai5s.com

Bài số 139. Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua
Đánh giá bài viết