Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhất.

Có điều đáng chú ý là chúng không thích ở những chốn sông sâu nước chảy, có sóng gió. Chúng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tĩnh, chật hẹp. Vùng U Minh Hạ, sấu thường đi ngược sông Ông Đốc, rạch Cái tàu vào giữa rừng tràm.

Tại sao vậy?

Tuy là thích ăn thịt người, loài sấu vẫn tìm cá là món ăn chính. Rừng U Minh hạ thuộc về loại trầm thuỷ, cá sanh sôi nảy nở rất nhanh chóng; lên đó tha hồ mà ăn.

Đến mùa nắng hạn rừng khô, sấu khỏ; phải trở về sông cái. Trong rừng có sẵn nhiều ao, nhiều lung, sấu cứ gom vào đó mà lập căn cứ, sanh con đẻ cháu, năm này qua năm khác, cứ như vậy cho đến khi người Việt Nam ta đổ tràn xuống rạch Cái Tàu mà lập nghiệp, Ban đầu họ ngỡ rằng sấu chỉ ở dưới sông, sau khi câu được chừng năm mươi con sấu ở ngọn rạch, họ đinh ninh cho là sấu đã giảm bớt… mười phần chết bảy còn ba. Mãi đến khi có người lên rừng ăn ong chạy về loan báo:

– Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng!

So sánh như vậy không phải là quá đáng! Dân làng xúm nhau lên, rừng để nhìn tận nơi. Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mở xoé lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sâu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui giữa lòng ao để thủ thế. Dân làng nhìn nhau như ra lệnh rút lui. Nghi ngờ gì nữa! Con sấu nó có đốm đỏ ngay giữa tam tinh. Nó là “sấu chúa” sống lâu đời, nhiều phen kịch chiến với loài người. Khi ở trên cạn, sấu không nguy hiểm bằng một con rắn hổ. Sấu chúa khôn lắm, nó toán dụ địch thủ vào hang của nó nơi nước sâu. Trong số người khi nãy, có kẻ cẩn thận mang theo mác thông, lao, ná lấy, nhưng họ dư hiểu rằng mớ khí giới ấy chỉ có hiệu lực đối với con, heo rừng. Đằng này sấu là loại nước, ở bùn lầy. Chống xuồng vào thì ao quá cạn còn đi bộ thì lún ngập gối…

Sơn Nam 03 : AB (Trích Hương rừng Cà Mau) – Giaibai5s.com

Bài số 100: Sấu rừng u minh
Đánh giá bài viết