Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vỏn vẹn chỉ có 28 chữ, phần nào đã bộc lộ tính cách phóng khoáng của tác giả, đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư, đồng thời thể hiện một tâm hồn vừa gắn bó vừa phóng khoáng với thiên nhiên. Bức tranh được tô vẽ rộng lớn, với những màu sắc đường nét rõ ràng, cụ thể, vừa ở độ xa và vừa ở thế gần, vừa ở chiều cao và vừa ở độ thấp. | Bằng tình yêu thiên nhiên tác giả đã để lại bức tranh hoành tráng hiếm có vừa thực vừa ảo với vẻ đẹp kì lạ. Đây là nét vẽ rất tài tình ca ngợi công trình tráng lệ và kì vĩ của tạo hoá.
| Những câu thơ đầy màu sắc: màu trắng của thác, màu xanh của núi, màu vàng của nắng và màu tía của sương khói. Đằng sau những màu sắc đó người đọc cảm thấy nhà thơ đang đứng lặng ngắm nhìn thiên nhiên với một tình yêu say đắm. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ để so sánh thác nước núi Lư với “dải Ngân Hà tuột khỏi mây”, tạo cảm hứng lãng mạn.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả. Lợi thế của vị
trí đó?
– Trong câu thơ đầu Lý Bạch không nói rõ vị trí đứng của mình ở đâu khi tả hình thể núi Lư. Nhưng hai câu thơ thứ hai, tác giả đứng từ xa để tả cảnh hùng vĩ, mạnh mẽ đầy uy lực của thác nước chảy từ núi Lư. .
n nhìn đó không tả cảnh vật một cách tỉ mỉ, nhưng lại có ưu thế làm nổi bật sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư sơn. Thác nước trắng xoá, chảy thẳng từ đỉnh núi cao xuống như treo trước dòng sông (quải tiền xuyên). Nước thác từ độ núi cao ba ngàn thước chảy mạnh, đổ nước ào ào như bay thẳng từ đỉnh núi Lư xuống.
Chỉ một câu thơ 7 chữ, Lý Bạch đã diễn tả được quy mô khổng lồ và tốc độ đổ nước của thác nước núi Lư. 2. Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh trên đã
tạo nền cho 3 câu sau như thế nào?
– Câu đầu nhà thơ miêu tả tổng quát hình ảnh núi Hương Lộ: “Nắng rọi Hương Lộ khói tía bay” (mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô, sinh ra làn khói tỉa). Núi vừa gợi lên hình ảnh của nó như chiếc bình hương khổng lồ,
giaibai5s.com
đang toả ra làn khói hương nghi ngút (vận động). Do vậy tất cả trời, núi, mây, hoà chung trong một câu thơ.
– Như vậy mối quan hệ giữa câu một và ba câu sau đã tạo cho cảnh vật như một bức tranh treo lơ lửng giữa trời. Câu một gợi hình, gợi cảnh để các câu sau miêu tả, tạo nên sự hấp dẫn kì thú. 3. Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác ở 3 câu sau
– Ba câu thơ còn lại tập trung vào việc miêu tả dòng thác bạc. Từ trên cao ba nghìn thước, nước đổ xuống biến thành những giọt li ti được ánh nắng rọi qua trở thành một sắc tía kì ảo. Vì vậy, khiến nhà thơ có cảm giác ảo tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”. Một sự so sánh táo bạo, đầy kì thú, tạo nên ấn tượng, làm người đọc cảm nhận được sự kì vĩ của thác nước và tâm hồn bay bổng, trí tưởng tượng độc đáo khác thường của thi nhân.
– Ba câu thơ còn lại với các động từ “quái, lưu, phi, lạc” (treo, chảy, bay, rơi) cũng được nhà thơ sử dụng một cách chính xác.
“Xa nhìn dòng thác treo… Thác chảy như bay…
Sông Ngân rơi tự chín tầng mây.” Tất cả các động từ hợp lại miêu tả thật sinh động từ vị trí đến tốc độ nước chảy kì lạ của thác núi Lư, tạo nên một hình tượng lộng lẫy, kì thú. Với câu thứ ba, cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Vì vậy, ta có thể hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư sơn và đỉnh Hương Lộ với động từ phi như bay, “trực” thẳng đứng, đó là núi cao sườn dốc 4. Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì
trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ?
– Qua việc sử dụng từ ngữ và đặc điểm của hình ảnh trong thơ ca ta thấy được tâm hồn và tính cách của Lý Bạch.
– Dù chỉ có 4 câu thơ (tứ tuyệt) mà ôm gọn được một không gian cao rộng. Cao tận chín tầng mây, rộng đến cả dãy Lư sơn. Vì vậy, cảnh thác núi Lư vừa tráng lệ huy hoàng, vừa hùng vĩ.
– Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện một chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, một trí tưởng tượng phong phú lạ thường, một tình yêu thiên nhiên say đắm nồng nàn.
Đối tượng miêu tả ở đây là thắng cảnh của quê hương được tác giả trận trọng, tôn vinh. 5. Xem hai cách hiểu em thích cách nào? | Với thơ, nhất là thơ cổ, ở một số trường hợp do văn cảnh, do dụng ý tác giả, do tính đa nghĩa của từ, có một vài cách hiểu khác nhau có thể đồng thời được chấp nhận và bổ sung cho nhau.
– Thích cách hiểu ở bản dịch nghĩa. – Thích cách hiểu trong chú thích. – Thích phối hợp cả hai cách hiểu.
giaibai5s.com
Bài 9: Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 7 votes