BÀI LÀM

“Bắc Sơn” là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, cũng là một trong những tác phẩm thành công của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết về đề tài lịch sử với những sự kiện và nhân vật mới của thời đại. Xung đột kịch thể hiện tập trung ở hồi bốn đã dựng nên một hình tượng bị tráng về người phụ nữ dân tộc Tày, tiêu biểu cho hàng nghìn, hàng vạn người phụ nữ được giác ngộ trong chiến tranh.

Vở kịch “Bắc Sơn” thể hiện rất rõ đặc điểm phong cách riêng của Nguyễn Huy Tưởng: mang đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Lấy bối cảnh chính là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (19401941), vở kịch xoay quanh mối quan hệ giữa những người trong gia đình cụ Phương – một nông dân người dân tộc Tày, cũng là một nghĩa quân – với cuộc khởi nghĩa, với những người cách mạng. Vở kịch đã tạo tiếng vang lớn và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. Kịch “Bắc Sơn” gồm năm hồi, phần trong văn bản là gần hết hồi bốn. Ở hồi kịch này kể việc Thái và Cửu – hai chiến sĩ cách mạng bị giặc truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm nhanh trí che giấu và cứu thoát được hai người. Hành động ấy đã giúp Thơm đứng hẳn sang hàng ngũ cách mạng. Tất cả các xung đột cơ bản trong vở kịch tiếp tục được đẩy lên cao trào và xuất hiện những bước ngoặt quyết định.

Ngọc dẫn Tây truy đuổi sắp bắt được hai cán bộ cách mạng là Cửu và Thái. Bị dồn, Cửu dẫn anh Thái chạy trốn vào nhà anh Điếc là người quen, ai ngờ đó là nhà Ngọc mới tậu được. Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh cho rằng: “Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian”. Nhưng Thái đã giữ tay và bào “đừng bắn” vì anh tin rằng Thơm mang dòng máu của cụ Phương, đó là dòng máu yêu nước, cách mạng. Khi tiếng chó sủa râm ran, tiếng người chạy rầm rập, Cửu lo lắng thì Thơm nói: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ?… Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu”. Ngọc dẫn Tây đi khám nhà bà Lục, nhà bác Chui, Tiếng chân đi, tiếng gây lộc cộc càng gần. Thái và Cửu định chạy ra thì Thơm đã ngăn lại, đẩy hai cán bộ vào buồng và nói: “Có lối thông ra ngoài đấy, khép cửa buồng lại”.

Bằng cách đặt nhân vật vào tình huống căng thẳng, gay cấn, tác giả đã diễn tả thái độ và hành động dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng của nhân vật Thơm. Qua nhân vật này, tác giả đã chứng

minh rằng ngay cả trong lúc cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt thì nó vẫn có khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người đang lưỡng lự khi đến với cách mạng. Bằng đối thoại và nội tâm nhân vật, chúng ta thấy bản chất của Thơm là người tốt, chỉ có điều trước đây cô chưa đến với cách mạng là do hoàn cảnh sống, nhưng khi được giác ngộ, cô sẵn sàng đến với cách mạng. . Bình diện thứ hai là xung đột giữa Thơm và Ngọc. Ngọc mỗi ngày càng lộ dần bộ mặt làm Việt gian bán nước. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm và gậy gộc để lùng bắt cán bộ. Lời đồn đến tai Thơm: “anh thắng Sáng dắt Tây vào đánh Vũ Lăng”. Hắn đi theo Tây bởi làm thế hắn sẽ có được nhiều tiền. Lúc thì Ngọc bịa đặt vu khống ông Thái là: “mật thám cho Tây đấy” lúc thì lại bảo anh Cửu và ông Thái là “hai cái thằng tướng cướp… Bắt được hai thằng ấy thì cũng được vài trăm ngàn đồng”. Hắn đi suốt đêm, hắn đi lùng sục bắt ông Thái, anh Cửu để nộp cho Tây để được thưởng nhiều tiền mà mua nhà, mà tậu mấy mẫu ruộng nữa,…

| Trong lúc ông Thái, anh Cửu đang trốn trong buồng nhà Thơm. Ngọc cứ đi đi về về, cứ nán lại nói với Thơm đủ mọi chuyện chỉ là muốn dò la tin tức về ông Thái và anh Cửu. Thơm vô cùng sốt ruột nhưng chị đã khéo giấu kín tâm trạng lo lắng của mình. Đúng là Thơm đóng kịch giỏi, đã qua mắt được tên Việt gian, mà tên Việt gian ấy lại chính là chồng mình. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một cách tinh tế tâm trạng nhân vật Thơm đầy kịch tính của một tâm trạng bị kịch. Thơm là một hình tượng bi tráng về người phụ nữ Tày hơn sáu mươi năm về trước. Vượt qua mọi cảnh ngộ đau thương, Thơm đã đến với cách mạng, sẵn sàng xả thân và cách mạng, nối bước của cha và em trai. Đây là một hình tượng vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam.

Như vậy, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng thành công những xung đột kịch, qua đó tính cách các nhân vật được bộc lộ rõ nét. Cũng nhờ vào đó, Nguyễn Huy Tưởng ca ngợi những con người đã đi theo cách mạng, sẵn sàng xả thân vì đất nước. Đồng thời cũng phê phán những kẻ đã vì lợi ích trước mắt mà đi làm Việt gian, bán rẻ đất nước.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 86: Cảm nhận của em về hồi IV của vở kịch “Bắc Sơn” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Đánh giá bài viết