I. NHỮNG DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ ĐƯỢC TÌM

THẤYỞ ĐÂU?

Câu hỏi: Quan sát bản đồ Việt Nam, em hãy cho biết tại saomột vùng rừng núi rậm rạp với những hang động, núi đá, .. nhiều dòng suối… lại rất cần thiết với người nguyên thủy?

                                             Trả lời câu hỏi 

Bởi vì, lúc bấy giờ người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên

nhiên, trú ẩn trong những hang động, mái đá, nơi có sông suối, có

khí hậu thuận lợi để tồn tại cuộc sống của họ.

Câu hỏi: Quan sát hình 18, hình 19 (SGK trang 22) hãy cho biết đó là những dấu tích gì?

                                           Trả lời câu hỏi

– Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam được

tìm thấy là những chiếc răng, những mảnh đá được ghè đẽo mỏng

ở nhiều chỗ, có hình thù rõ ràng để chặt, đập, có niên đại cách đây

40-30 vạn năm.

* Dấu tích: tức là cái còn lại của thời xưa, của quá khứ tương đối

xa.

Câu hỏi: Quan sát hình 18 SGK trang 22, em có nhận xét gì về những chiếc răng và việc tìm thấy những chiếc răng như vậy chứng tỏ điều gì?

                                          Trả lời câu hỏi

– Trong ảnh là hai chiếc răng (được xác định là những chiếc răng

sữa hàm trên) hóa thạch của Người vượn, được tìm thấy trong lớp

trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn) (cách thị xã Lạng

Sơn  khoảng 6 km về phía tây bắc). Đây là răng của một loài

Người vượn đang trong quá trình tiến hóa, có thể tồn tại trong

khoảng thời gian tương ứng với những nhóm cuối cùng của Người

vượn Bắc Kinh.

– Những chiếc răng hóa thạch đó là bằng chứng cho thấy rằng

những Người vượn đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và họ đang

trong quá trình tiến hóa để trở thành Người hiện đại. Đó là những

chủ nhân của đất nước ta thời nguyên thủy – tổ tiên của chúng ta.

Câu hỏi: Quan sát hình 19 SGK trang 22, em có nhận xét gì về rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa)? Việc tìm thấy rìu đá trên chứng tỏ điều gì?

                                          Trả lời câu hỏi

– Quan sát rìu đá núi Đọ trong hình 19 ta thấy nó có hình trái hạnh

nhân. Thông thường loại rìu này dài 13 cm, rộng 10 cm, dày 3,5

cm. Kích thước của rìu nhỏ, gọn, vừa cầm trong tay, phần dưới

được ghé đẽo qua loa làm lưỡi để chặt, cắt…, còn phần trên tròn

trĩnh, đó chính là đốc cầm của rìu tay, người ta dùng lòng bàn tay

nắm cán đốc, ngón tay cái tì lên một mặt đốc, còn 4 ngón kia nắm

chặt mặt đối diện. .

– Kĩ thuật chế tác loại công cụ này là kĩ thuật ghè đẽo trực tiếp từ

hạch đá. Hạch đá sau khi tách, các mảnh tước được gia công chút

ít để trở thành những chiếc rìu tay. Rìu tay được sử dụng trong tất

cả mọi công việc có liên quan đến cuộc sống, là công cụ đa năng

dùng để cắt, chặt, bổ… các thứ thu được từ thiên nhiên để dùng

cho con người.

– Việc tìm thấy rìu đá núi Đọ cho thấy con người vừa thoát khỏi

giới động vật, nên bàn tay chưa thể khéo léo như người hiện đại,

trình độ còn rất thấp kém. Do đó năng suất lao động không cao,

cuộc sống còn bấp bênh. Tuy nhiên việc tìm thấy rìu đá núi Đọ đã

góp phần xác nhận sự xuất hiện của Người tối cổ trên đất nước ta.

Câu hỏi: Hãy xác định trên bản đồ Việt Nam các địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ ?

                                      Trả lời câu hỏi

Địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ: các hang Thẩm Khuyên,

Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng

Nai).

Câu hỏi: Người tối cổ là người như thế nào?

                                               Trả lời câu hỏi

Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái Đất có loài vượn cổ sinh

sống trong những khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn,

loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi

trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây… làm

công cụ. Đó là Người tối cổ. Họ xuất hiện sớm nhất cách đây

khoảng 3-4 triệu năm.

Câu hỏi: Nhìn trên lược đồ H24 SGK trang 26, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta?

                                       Trả lời câu hỏi

– Địa điểm sinh sống của Người tối cổ có ở mọi nơi trên đất nước

Việt Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vì

vậy có thể khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của

loài người.

II. Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU, NGƯỜI TINH KHÔN SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi: Người tinh khôn trên đất nước ta xuất hiện vào thời gian nào? Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở đâu?

                                  Trả lời câu hỏi

– Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây, người tối cổ chuyển thành

Người tinh khôn.

– Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm

(Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai

Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.

Câu hỏi: Nhìn hình 20 SGK trang 23, so với rìu đá núi Đọ (Hình 19) em thấy có gì khác?

                                        Trả lời câu hỏi

– Hình 19: rìu đá núi Đọ (Thanh Hóa), ghè đẽo qua loa, kiểu dáng

nặng nề.

– Hình 20: công cụ chặt ở Nam Tun (Lai Châu). Đây là công cụ đá

được ghè đẽo thô sơ, nhưng đã tạo ra những hình thù rõ ràng hơn

(được ghè đẽo ở cạnh một phía làm thành lưỡi sắc). Nó vừa dễ

làm, vừa đẹp và thuận tiện. Nó thể hiện bước tiến từ Người tối cổ

sang Người tinh khôn.

III. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI TINH KHÔN

CÓ GÌ MỚI? 

Câu hỏi: Địa điểm sinh sống của người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta và cách đây bao nhiêu năm? 

                                       Trả lời câu hỏi

Địa điểm sinh sống của người tinh khôn giai đoạn phát triển được

tìm thấy ở: Hòa Bình, Bắc Sơn, (Lạng Sơn). Quỳnh Văn (Nghệ

An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bản Tró (Quảng Bình).

– Họ sống cách đây từ 1200 đến 4000 năm.

Câu hỏi: So sánh công cụ ở hình 20 SGK trang 23 với các công | cụ ở hình 21, 22, 23 SGK trang 24?

                                Trả lời câu hỏi

– Rìu đá Hòa Bình giống như công cụ ở hình 20 là nó cũng được

ghè đẽo từ những hòn đá cuội, nhưng được ghè đẽo trên cả bề mặt,

nhỏ hơn và tiện lợi hơn trong khi chặt, cắt…

– Rìu đá Bắc Sơn vẫn là những hòn đá cuội được ghè đẽo mà

thành (như rìu đá Hòa Bình). Nhưng người nguyên thủy đã biết

mài lưỡi cho nhỏ sắc để sử dụng tiện lợi hơn. Người ta có thể

dùng công cụ đó để chặt cây, phát rừng phát triển nông nghiệp… 

– Đến thời kì rìu đá Hạ Long, kĩ thuật mài đá đã trở nên phổ biến

và có trình độ cao hơn, con người biết sử dụng bàn mài có rãnh và

kĩ thuật cưa đá, tạo nên những loại hình công cụ lao động vừa đẹp,

vừa sắc hơn, lại vừa dễ sử dụng. Sự tiến bộ này đã giúp con người

dễ dàng, thuận tiện hơn trong lao động sản xuất, do đó họ tìm

kiếm được nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ngày càng ổn định.

Câu hỏi: Giai đoạn phát triển của Người tình khôn có gì mới?

                                  Trả lời câu hỏi

– Công cuộc sản xuất được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá

khác nhau.

– Biết định cư lâu dài.

– Xuất hiện nhiều loại hình công cụ mới có trình độ cao hơn, thuận

tiện hơn trong lao động sản xuất, cuộc sống ổn định hơn.

– Biết làm đồ gốm..

Câu hỏi : Em hãy lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu sau.

 

Giai đoạn Người tối cổ Người tinh khôn
Thời gian
Địa điểm chính
Công cụ lao động

                                     Trả lời câu hỏi

Giai đoạn Người tối cổ Người tinh khôn
Thời gian 40 – 30 vạn năm. 3 – 2 vạn năm
Địa điểm chính Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn ), Núi Đọ (Thanh Hóa ) Xuân Lộc (Đồng Nai)… Mái đá Ngườm, Sơn Vi, Nghệ An…
Công cụ lao động Đồ đá ghè đẽo thô sơ Đồ đá mài ở lưỡi

Nguồn website giaibai5s.com

 

Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Đánh giá bài viết