BÀI LÀM 

Ta-go (1861-1941), là đại thi hào của Ấn Độ. Ông sinh ra trong một gia đình tri thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Có rất nhiều nhà văn, học giả,… thường xuyên đến nhà Ta-go để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch,… Cha ông là một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Ta-go không thích. Ta-go đã được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, ông được học tất cả mọi lĩnh vực nhưng ông yêu thích nhất là thơ ca, tiểu thuyết và kịch. 

Sự nghiệp của Ta-go rất đồ sộ với hơn 1000 bài (50 tập thơ), 12 bộ tiểu thuyết, 42 vở kịch, hơn 2000 bài hát,… Văn xuôi của Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự khiến dâng, ông thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Chủ đề tình yêu là mô-tip trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Các bài hát của ông được chọn làm bài hát quốc ca.

Tác phẩm “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Bengal, in trong tập Si-su (trẻ thơ), xuất bản năm 1909, được dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Bài thơ là hai mẩu đối thoại ngắn của em bé với mây và sóng. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu mẹ tha thiết của em bé.

Bài 75: Giới thiệu vài nét về đại thi hào Ta-go của Ấn Độ và bài thơ “Mây và sóng”
Đánh giá bài viết