Văn bản:
BÁNH TRÔI NƯỚC
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Nhà thơ muốn khẳng định phẩm giá cao quý của người phụ nữ – một bản lĩnh cứng cỏi rất Xuân Hương – một cái tôi vừa tha thiết vừa ngạo nghễ.
– Mượn hình tượng “bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã diễn tả một cách xúc động và ấn tượng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đương thời, với một đề tài rất bình dị, nhưng qua đó chủ đề của tác phẩm đã thể hiện sâu sắc phẩm chất và thân phận của người phụ nữ.
Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật riêng biệt và độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm. Hình ảnh và ngôn ngữ bài thơ rất dân dã, nôm na, không dùng cách nói ước lệ, cầu kì. Ngược lại, ở bánh trôi nước còn mang nhiều dấu ấn đậm nét của ca dao, dân ca như cụm từ “Thân em” (từ mở đầu của ca dao than thân).
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” thuần Việt ở câu thứ hai có vẻ mộc mạc nhưng lại đầy sáng tạo. II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?
– Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương làm theo thể thơ Đường luật: 4 câu 7 chữ, tổng cộng: 28 chữ (tứ tuyệt). Một thể loại phổ biến.
– Cách gieo vần chữ cuối câu 1, hiệp vần với chữ cuối câu 2 và câu 4 – câu 3 vần trắc tự do. 2. Ý nghĩa của bài thơ?
a. Với ý nghĩa thứ nhất của bài thơ – Miêu tả bánh trôi
+ Là một loại bánh có màu trắng của bột, nặn thành hình tròn, nhào nhuyễn với nước nhiều thì bánh sẽ nát, ít nước thì rắn.
+ Bánh trôi nước phải bỏ vào luộc khi nước đang sôi, khi chưa chín thì chìm xuống, khi chín sẽ nổi lên.
– Người ta thường làm nhân bánh trôi bằng mật nên khi chín thường có màu đỏ như son.
b. Với nghĩa thứ hai của bài thơ:
– Qua ngòi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trôi nước không đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường mà còn trở thành một ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
– Bằng cách kín đáo, tế nhị, thi sĩ đã gợi lên trước mặt người đọc hình ảnh một người con gái có dung nhan thật đáng yêu. Với nước da trắng nõn nà, thân hình xinh xắn, ta có cảm giác như được nhìn thấy sắc điệu đó:
+ Về hình thể: xinh đẹp, trong trắng (vừa trắng lại vừa tròn) + Về thân phận: chìm nổi bập bềnh giữa cuộc đời (bảy nổi ba chìm)
giaibai5s.com
+ Về phẩm chất: dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự thủy chung, son sắt (tấm lòng son).
c. Trong hai nghĩa thì nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?
Trong hai nghĩa thì nghĩa sau là chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện chuyển tải nghĩa sau và chính nghĩa sau đã làm nên giá trị bài thơ.
Ở bài thơ này, chủ đích của tác giả không nhằm miêu tả cái bánh trôi nước. Bánh trôi nước cũng như nhiều bài thơ khác của bà không bao giờ chỉ có một nghĩa. Và cái tính chất đa nghĩa, đã chủ đề của bài thơ tạo nên sức sống bài thơ.
Bài 7: Văn bản: Bánh trôi nước – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4 (80.59%) 237 votes