Ví dụ : Dạy đơn vị mét (m).

B1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thước mét :

a) PH vẽ một đoạn thẳng có độ dài 1m, yêu cầu trẻ dùng loại thước 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. Trẻ vừa đo vừa đếm để trả lời câu hỏi của PH : “Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đều xi-mét ?” (dài 100m). PH nói tiếp: “Độ dài này còn gọi là 1 mét”.

PH nói : “Mét viết tắt là m” và viết m, rồi viết tiếp :

10dm = 1m; 1m = 100m (trẻ đọc lại).

b) PH giới thiệu về thước mét (dụng cụ đo độ dài).

– PH cho trẻ dang tay, cầm thước mét và xác định độ dài 11, sau đó quan sát các vạch chia trên thước và trả lời câu hỏi : “Một mét dài bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ?” (100cm).

– PH nói : “Một mét bằng 100 xăng-ti-mét” và viết :

           1m = 100cm

– Cho trẻ nhắc lại :

1m = 10dm; 1m = 100cm.

– PH hỏi tiếp: “Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét ?” (tính từ vạch 0 đến vạch 100).

B2 : Luyện tập (sử dụng SGK)

– Bài 1: Củng cố mối quan hệ giữa m, dm và cm.

– Bài 2 : Cộng, trừ các số đo theo mét.

– Bài 3 : Giải toán có số đo theo mét.

– Bài 4 : Điền đơn vị m hoặc cm vào chỗ chấm.

VI. Dạy trẻ về tiền Việt Nam

B1: Giới thiệu các loại giấy bạ :(hoặc bạc cắc) 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.

– PH giới thiệu : “Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Có các loại giấy bạc (đồng bạc cắc) có giá trị là : 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng (trong phạm vi 1000 đồng)”.

– PH cho trẻ quan sát kĩ cả hai mặt của các tờ giấy bạc (đồng bạc cắc) nói trên và nhận xét những đặc điểm như : Hình ảnh Bác Hồ, Quốc huy và :

Dòng chữ Hai trăm đồng và số 200;

Dòng chữ Nẵn trăm đồng và số 500; …

B2: Luyện tập (sử dụng SGK):

– Bài 1 : Đổi tiền.

– Bài 2, 3 : Tính số tiền trong ví (bóp) hoặc con heo tiết kiệm.

– Bài 4 : Cộng, trừ các số tiền.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 6. Giúp trẻ học chương VI “Các số trong phạm vi 1000”-V-VI. Dạy trẻ các đơn vị đo độ dài. Dạy trẻ về tiền Việt Nam
Đánh giá bài viết