I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Hoàn thành bảng 58.1 trang 173 SGK.

Vấn đề 2. Trả lời các câu hỏi sau:
– Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta. 
– Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?

TRẢ LỜI

– Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam bao gồm: than đá, dầu lửa và nhiều dạng khoáng sản khác…

– Rừng là tài nguyên tái sinh vì nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác.

Vấn đề 3. Hoàn thành bảng 58.2 trang 174 SGK.

– Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất.

Trên những vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang, nước chảy trên mặt đất luôn va vào gốc cây và lớp thảm mục trên mặt đất nên chảy chậm lại. Do vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn trên sườn đất dốc.

Vấn đề 4. Hoàn thành bảng 58.3 trang 176 SGK.

Vấn đề 5. Trả lời các câu hỏi sau: 
– Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
– Nếu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. 
-Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao?

TRẢ LỜI

– Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh và ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán, không đủ nước uống cho các đàn gia súc…

– Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân của nhiều bệnh tật ở người và động vật.

– Có, vì trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước bốc hơi và nước ngầm.

Vấn đề 6. Trả lời các câu hỏi sau: 
– Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng. 
– Hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng của nước ta hiện đang được bảo vệ tốt. Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó?

TRẢ LỜI 

– Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng là làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật…

– Ở Việt Nam có các khu rừng được bảo vệ tốt như: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, Bạch Mã, Bến En, Yooc Đôn, Cát Tiên, Côn Đảo, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn Đất mũi Cà Mau…

2. Ghi nhớ

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:

– Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa…) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

– Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước…).

– Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều…) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. | Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi. Ví dụ tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than đá…

Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng hợp lí có thể phục hồi, đó là nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nông nghiệp… 

Câu 2. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? 

Hướng dẫn trả lời: 

Chúng ta phải sử dụng tài nguyên hợp lí vì: Tài nguyên không phải là vô tận, không phải đáp ứng được hết mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.

Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Câu 3. Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? 

Hướng dẫn trả lời: 

Năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất. 

Câu 4. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các nguồn tài nguyên khác (như tài nguyên đất, nước)? 

Hướng dẫn trả lời:

Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác:

Rừng có vai trò quan trọng hình thành và bảo vệ đất. Cây rung cản nước mua làm nước ngấm vào đất hạn chế xói mòn đất, chống bồi lấp lòng sông, ao hồ, các công trình thủy lợi. Rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm. Xác sinh vật rừng sau khi chết được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng lớn cho đất.

Ở những vùng có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng đã cản nước mưa làm cho nước ngấm được vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô. Khi chảy trên mặt đất, nhờ các gốc cây nên nước chảy chậm lại. Do vậy, rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là các khu vực đất dốc.

Bài 58. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Đánh giá bài viết