BÀI LÀM 

Tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước từ lâu đã trở thành thứ tình cảm đặc biệt trong mỗi con người Việt Nam. Nhưng con người thôn quê ấy đã lớn lên bằng sự đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Trong văn học, các nhân vật cũng đã bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm yêu làng xóm, quê hương. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Ông Hai là người dân làng Chợ Dầu, nhưng do chiến tranh mà gia đình ông phải đi tản cư. Nhưng không vì lẽ đó mà ông quên làng, ngược lại ông thường khoe với những người dân ở làng mới về quê hương ông. Khoe làng vì ông muốn san sẻ tình yêu làng nồng nàn trong con tim mình với mọi người. Sự nhớ nhung khôn nguôi về làng Chợ Dầu tạo thành thói quen khoe làng cùng lòng vui sướng khi nghe những thành công của cuộc kháng chiến cho ta thấy một ông Hai với lòng yêu làng, ủng hộ cách mạng rất trong sáng, tiêu biểu của những người nông dân Việt Nam.

Để thử thách tình yêu làng của ông Hai, tác giả đã tạo ra một tình huống bất ngờ: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Đó là cái tin bất ngờ, khiến ông bàng hoàng, sửng sốt. Dù cố nghi ngờ nhưng lời kể rành rọt, cụ thể của những người tản cư qua vùng ông đã làm cho ông không thể không tin. Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, từ khi nghe tin đến lúc rời đám đông về nhà; rồi suốt mấy ngày ròng rã, ông Hai phải sống trong tâm trạng hết sức nặng nề. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng rất tài tình. Từng thái độ, cử chỉ của nhân vật đã toát lên được cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa niềm tự hào kiêu hãnh mà ông đã dành cho làng Chợ Dầu với sự thất vọng, đau xót, tủi hổ, nhục nhã 

vì mang tiếng là dân làng của làng Chợ Dầu. Ông Hai kiểm chứng lại tin đồn, ngờ ngợ, tự nhủ với bản thân rằng lẽ nào người trong làng lại làm thế. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện với nhau thì lúc này ông Hai buộc phải lựa chọn. Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì dứt bỏ; còn cách mạng lại là cứu nước cứu nhà, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Qua những ngày đấu tranh tư tưởng đau đớn, dằn vặt, cuối cùng ông phải đưa ra quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù”. Đó là biểu hiện đẹp trong tâm hồn người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

Rồi đến lúc ông Hai nghe được tin cải chính về làng Chợ Dầu thân yêu của mình. Sự vui sướng của ông được bộc lộ qua những cử chỉ mua bánh cho con, rồi lật đật đến nhà bác Thứ, mụ chủ nhà,… Ông bộ bộ khoe với mọi người về làng ông bị đốt nhẵn, nhà ông bị đốt nhẵn. Nội dung lời khoe của ông có phần vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng mình, nhà mình bị tàn phá như thế. Nhưng trong tình huống này, điều vô lí ấy lại vô cùng dễ hiểu. Bởi khi làng ông bị tàn phá như thế là đồng nghĩa với việc làng ông không theo giặc, mà cả làng đứng lên chống giặc. Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui thầm mà ông đang được đón nhận.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong “Làng” rất tinh tế, thông qua từng cử chỉ, hành động, lời nói làm cho nhân vật trở nên sống động, hấp dẫn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ đối thoại cùng độc thoại nội tâm linh hoạt, sử dụng khẩu ngữ mang tính địa phương, góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. :

“Làng” là một tác phẩm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân Việt Nam. Con người sẵn sàng hi sinh cả của cải vật chất, cả tính mạng để bảo vệ dân tộc. Qua đó gửi gắm mơ ước của họ về đất nước hòa bình, độc lập, tự do.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 51: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
Đánh giá bài viết