I. Giới thiệu ý nghĩa của phép nhân

B1: PH cho trẻ lấy tấm bìa có 2 chấm tròn (ở bộ đồ dùng học Toán 2) hỏi : “Tấm bìa có mấy chấm tròn ?” (Tấm bìa có 2 chấm tròn). Cho trẻ lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi để trẻ trả lời, chẳng hạn : “Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn” (hoặc “Có 2 chấm tròn, được lấy 5 lần”).

PH hỏi để trẻ trả lời, chẳng hạn : “Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn)”.

B2 : PH hướng dẫn để trẻ nhận xét, chẳng hạn:

Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2.

PH giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta có thể chuyển thành phép nhân và viết như sau:

           2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 5

Vậy 2 x 5 = 10.

– PH nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 (đọc là “Hai nhân năm bằng mười”) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân.

– PH hướng dẫn trẻ thực hành đọc, viết phép nhân :

2 x 5 = 10. – PH có thể giúp trẻ tự nhận ra, chẳng hạn, khi chuyển từ tổng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy, chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân.

B3 : Luyện tập (sử dụng SGK):

Trẻ tập viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 5. Giúp trẻ học chương V “Phép nhân và phép chia”-I. Giới thiệu ý nghĩa phép nhân
Đánh giá bài viết