I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Câu hỏi: Nhìn trên bản đồ thế giới, em hãy cho biết tên, vị trí địa lí, thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây? 

                                     Trả lời câu hỏi 

Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo,

nhỏ vượn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban-Căng và

I-a-li-a. Nơi đây vào đầu thiên niên kỉ I TCN đã hình thành hai quốc

gia Hy Lạp và Rô-ma.                                             

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian hình thành, địa điểmra đời và điều kiện tự nhiên (thuận lợi, khó khăn) của các quốc gia cổ đại phương Tây so với quốc gia cổ đại phương Đông? 

                                           Trả lời câu hỏi

– Thời gian: các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn.

– Địa điểm: ra đời trên các bán đảo Ban – căng và I-a-li-a

– Điều kiện tự nhiên: .

+ Thuận lợi: Hy Lạp và Rô-ma có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu

tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự

đi lại của tàu thuyền. Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác,

tạo thành một hành lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng

Tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển. “

+ Khó khăn: Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-a-li-a là đồi núi

vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi

và cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như: nho,

cam, chanh, ô liu… Lúa mì ở Hy Lạp và Rô-ma phần lớn đều nhập

từ bên ngoài.

Câu hỏi: Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?

                                          Trả lời câu hỏi

– Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia phương Tây là thủ công

nghiệp (Luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, rượu nho, dầu ô liu)

và thương nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô

liu, nhập lúa mì và súc vật).

– Ngoài ra còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh…

Câu hỏi: Vì sao công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây?

                                         Trả lời câu hỏi 

Công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các

quốc gia cổ đại phương Tây vì:

– Nơi đây đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng

lúa mì, chỉ thích hợp với trồng cây lâu niên như nho, ô liu…”

– Do bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho

việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế

thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

Câu hỏi: Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu xã hội các nước phương Tây cổ đại?

                                             Trả lời câu hỏi

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự

hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu

và có thế lực về chính trị. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Chủ

nô mua nhiều nô lệ về làm việc trong xưởng, nô lệ cũng là tài sản

của chủ.

Câu hỏi: Trong xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, thân phận của bị người nô lệ như thế nào?

Trả lời câu hỏi

– Nô lệ là tài sản riêng của chủ nô, không có quyền con người.

– Nô lệ phải làm việc cực nhọc, bị đối xử tàn tệ.

– Nô lệ được xem như những “công cụ biết nói”.

– Nô lệ là lực lượng chính làm ra của cải vật chất cho xã hội.

 Câu hỏi: Em hãy so sánh về địa vị của người nô lệ ở các nướccổ đại phương Đông và người nô lệ ở các nước cổ đại phương Tây có gì giống và khác nhau?

                                              Trả lời câu hỏi

– Giống nhau: họ đều bị bóc lột thậm tệ. Họ là tầng lớp thấp hèn

nhất trong xã hội.

– Khác nhau:

+ Ở các nước cổ đại phương Đông, người nô lệ hầu hạ, phục dịch

vua và quý tộc, không trực tiếp làm ra của cải, thân phận của họ

không khác gì con vật. 

+ Ở các nước cổ đại phương Tây, người nô lệ là lực lượng sản xuất

chính trong xã hội. Họ làm việc cực nhọc trong các trang trại, trong

các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa. Họ được sử dụng trong

mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả văn hóa. Họ chỉ được xem là

“những công cụ biết nói” và là tài sản riêng của chủ nô. Nô lệ không

có quyền có gia đình và tài sản riêng. Chủ nô có toàn quyền kể cả

giết nô lệ.

Câu hỏi: Tại sao trong xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, chủ nô thường gọi nô lệ là những công cụ biết nói”?

                                              Trả lời câu hỏi

Trong xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, nô lệ là lực lượng sản xuất

chính. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có. Nô lệ phải

làm việc cực nhọc, nhưng mọi của cải làm ra đều thuộc về chủ nô.

Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ nô và chủ nô có thể giết chết

nô lệ nếu muốn. Vì thế, nô lệ được xem là “những công cụ biết nói”.

Câu hỏi: Vì sao nô lệ nổi dậy đấu tranh? Hình thức đấu tranh là gì và cho biết cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?

                                           Trả lời câu hỏi

Nô lệ không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác

nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. Điển

hình là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut ở Rô-ma vào các năm 73 –

71 TCN.

Câu hỏi: Ở Hy Lạp và Rô-ma cổ đại, xã hội có mấy giai cấp | chính? Đó là những giai cấp nào?

                                          Trả lời câu hỏi

Ở Hy Lạp và Rô-ma cổ đại, xã hội có hai giai cấp chính, đó là chủ

nô và nô lệ.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về “xã hội chiếm hữu nô lệ”?

                                           Trả lời câu hỏi

Đó là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đó

giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ tàn tệ.

Câu hỏi: Chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì? Có gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

                                            Trả lời câu hỏi

– Chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là chế độ

chiếm hữu nô lệ.

– Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông là chế độ quân chủ

chuyên chế. Đứng đầu là vua có quyền cao nhất và chế độ quân chủ

cha truyền con nối. Còn các quốc gia cổ đại phương Tây, người dân

tự do có quyền cùng quí tộc bầu ra những người cai quản đất nước

theo thời hạn qui định.

Câu hỏi: Chính quyền ở Hy Lạp và Rô-ma cổ đại có điểm gì khác nhau?

                                          Trả lời câu hỏi

– Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì suốt các thế kỉ tồn tại.

– Ở Rô-ma thì thay đổi dần và từ cuối thế kỉ I TCN thế kỉ V. Thể

chế quân chủ, đứng đầu là hoàng đế.

Câu hỏi: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây theo mẫu sau:

 

Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây
Thời gian hình thành
Tên quốc gia
Nền tảng kinh tế
Thể chế nhà nước
Các tầng lớp chính trong xã hội

                                          Trả lời câu hỏi

Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây
Thời gian hình thành Thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN Đầu thiên niên kỉ I TCN
Tên quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Hy Lạp và Rô-ma
Nền tảng kinh tế Làm nghề nông là chính Nghề chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp
Thể chế nhà nước Nhà nước quân chủ chuyên chế  Chế độ chiếm hữu nô lệ
Các tầng lớp chính trong xã hội Vua, quan lại, quí tộc, nông dân công xã, nô lệ Chủ nô và nô lệ

 

Bài 5. Các quốc gia cổ đại phương Tây 
Đánh giá bài viết