I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý 

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Cho ví dụ về mối quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

TRẢ LỜI 

Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng cá thể chuột lại tăng lên nhanh chóng.

Khi nào thì có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

TRẢ LỜI 

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện khi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

2. Ghi nhớ

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.

Câu 2. Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
– Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó 
– Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
– Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật. 

Hướng dẫn trả lời:

Quần xã sinh vật ở rừng ngập mặn:

Thực vật bao gồm: đước, mắm, sú, vẹt, bần, cóc trắng, các loài thực vật thuỷ sinh trong nước…

| Động vật bao gồm: cua, tôm, cá, các loài chiêu sinh, động vật trong nước, các loài chim, rắn…

Khu vực phân bố: cửa biển nơi có nước lợ và ngập theo thuỷ triều.

Các loài thực vật là sinh vật sản xuất, là thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật, là nơi lưu trú cho các loài tôm, cá, chim…

Các loài cá, động vật lớn ăn các loài nhỏ hơn và duy trì sự cân bằng sinh học cho quần xã.

Câu 3. Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 4. Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học. 

Hướng dẫn trả lời:

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Ví dụ: Số lượng cá thể của 2 loài rắn và chuột luôn được điều chỉnh mức độ cân bằng nhờ chúng khống chế lẫn nhau vì chuột là thức ăn của rắn. Khi số lượng chuột tăng thì số lượng rắn tăng theo, đến một mức độ nào đó thì số lượng chuột lại giảm do số lượng rắn tăng quá nhiều, cứ thế số lượng 2 loài luôn được điều chỉnh ở mức độ cân bằng.

Bài 49. Quần xã sinh vật
Đánh giá bài viết