I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Cần nắm được cách lập dàn ý bài văn tự sự qua hai bước sau đây:

1. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Đọc bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Về truyện ngắn Rừng xà nu, ta thấy:

– Muốn viết một truyện ngắn, trước hết phải hình thành ý tưởng: truyện viết về ai, về sự kiện gì, để nói lên điều gì với người đọc, ca ngợi và phê phán cái gì,…

– Sau đó phải dự kiến cốt truyện: có những nhân vật nào, sự việc, chi tiết nào; các nhân vật, sự việc, chi tiết ấy liên quan với nhau ra sao, diễn biến của truyện sẽ phát sinh theo hướng nào trong một hoàn cảnh cụ thể nào (không gian, thời gian),…

– Dĩ nhiên, không phải nhà văn (hay người viết) ngồi nghĩ ra được câu chuyện đó, mà nó có được là do kinh nghiệm, vốn sống, sự từng trải của mình (trong bài viết, các nhân vật, sự việc của Nguyễn Ngọc cứ hiện ra tự nhiên, tất yếu là như vậy).

2. Lập dàn ý cho bài văn

– Có ý tưởng và cốt truyện chưa đủ, điền quan trọng là phải lập dàn ý cho bài văn tự sự, để theo đó mà viết thành câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.

– Em đọc kĩ dàn ý câu chuyện về “hậu thân” chị Dậu và nhận xét xem dàn ý đó đã đầy đủ, hợp lí, mạch lạc chưa? Cần bổ sung, sắp xếp như thế nào cho hoàn chỉnh? (Gợi ý: chi tiết nhà văn Nguyễn Tuân gặp chị và chị kể lại mọi chuyện cho nhà văn có cần thiết trong bài văn tự sự này không? Cần thêm vào những ý nào cho câu chuyện kể?…)

– Theo em, dàn ý một bài văn tự sự nên lập như thế nào, gồm những phần gì?

Dàn ý một bài văn tự sự gồm ba phần sau đây:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (hoàn cảnh, nhân vật…)

+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện (thường theo thứ tự thời gian hoặc có thể theo một thứ tự khác):

  • Kể sự việc mở đầu (câu chuyện xảy ra như thế nào, với những nhân vật nào?)
  • Kể các sự việc phát triển theo diễn biến câu chuyện với các chi tiết đặc sắc)
  • Kể sự việc kết thúc câu chuyện kết thúc như thế nào, kết quả ra sao…)

+ Kết bài: Có thể chọn một hình ảnh đặc sắc, một chi tiết có ý nghĩa để kết thúc câu chuyện hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về câu chuyện đó.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Gợi ý:

Phần Thân bài của câu chuyện có thể gồm ba phần sau đây:

– Ý 1: Bạn học sinh phạm sai lầm trong những phút yếu mềm” (sự việc, chi tiết)

– Ý 2: Bạn đã “chiến thắng bản thân”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập (sự việc, chi tiết)

– Ý 3: Kết quả: bạn đã trở thành người học sinh tốt, người con ngoan trong gia đình.

Bài tập 2

   Gợi ý:

   Trong các đề bài SGK gợi ý, em nên chọn đề tài mà mình nắm vững nhất để lập dàn ý cho câu chuyện kể. Như vậy, vốn sống sẽ có đủ và thật, các sự việc, chi tiết có thể diễn ra một cách dễ dàng, tự nhiên. Em chỉ cần sắp xếp lại thành dàn ý đầy đủ, hợp lí như cách lập dàn ý đã học trên đây.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
Đánh giá bài viết