Phần làm văn ở lớp 10 học ba kiểu văn bản : tự sự, thuyết minh và nghị luận. Ba kiểu văn bản này các em đều đã được học ở THCS. Ở lớp 10, vừa ôn lại vừa nâng cao thêm. Có một số bài (hoặc mục bài) mới được học ở lớp 10 cần chú ý sau đây:

– Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

– Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

– Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

– Tóm tắt văn bản thuyết minh

– Thao tác so sánh trong nghị luận 

và một số kiểu văn bản khác (hoặc hoạt động khác) như:

– Lập kế hoạch cá nhân

– Viết quảng cáo

– Trình bày một vấn đề

   Các đề bài làm văn cũng được mở rộng và nâng cao hơn so với THCS như các bài tự sự có yếu tố hư cấu sáng tạo, các bài thuyết minh văn học, các bài nghị luận “có vấn đề” và gắn với thực tế xã hội cuộc sống học sinh hơn (kể cả nghị luận văn học).

   Khi ôn tập các em cần lưu ý hơn đến những điểm mới này trong chương trình làm văn ở lớp 10.

• Cách thức ôn tập

   Để cho việc ôn tập trên lớp có kết quả, các em cần chuẩn bị trước thật tốt ở nhà. Bài ôn tập gồm 10 câu hỏi lí thuyết và 2 bài luyện tập.

1. Trả lời 10 câu hỏi lí thuyết 

– Mỗi câu trả lời theo dàn ý (chỉ ghi những ý chính để trả lời trong tiết | ôn tập)

– Đọc lại các bài học, chú ý phần Ghi nhớ cuối bài là phần cô đúc những kiến thức cơ bản để tìm ra ý trả lời. 

– Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa ba kiểu văn bản đã học trong năm để việc trả lời các câu hỏi được rõ ràng và sáng tỏ : văn bản tự sự, thuyết minh và nghị luận.

2. Chuẩn bị các bài luyện tập

Bài tập 1:

   Cần xem lại các bài học về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong bài .. văn tự sự, thuyết minh để có thể luyện tập tốt ở lớp.

Bài tập 2:

   Đây là bài tập về tóm tắt văn bản thuyết minh. Đề bài yêu cầu tóm tắt ba văn bản đã học :

– Khái quát văn học dân gian Việt Nam

– Nguyễn Du

– Văn bản văn học

   Một bài thuyết minh về một bộ phận lớn của nền văn học dân tộc; một bài thuyết minh về một tác gia lớn thời trung đại; một bài thuyết minh về lí luận văn học (văn bản văn học). Cả ba bài này đều khá dài và cũng khó tóm tắt. Vì vậy, các em cần :

– Đọc lại các văn bản này thật kĩ.

– Nêu các ý chính và lập thành dàn ý.

– Sau đó viết thành bài tóm tắt các văn bản thuyết minh đó.

(Tập viết thử một bài với yêu cầu rõ, gọn, đủ ý trong khoảng một trang rưỡi).

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 35: Ôn tập phần làm văn
Đánh giá bài viết