Bài ôn tập gồm 7 câu hỏi và bài tập, theo hướng lấy tập để ôn là chủ yếu, các câu hỏi và bài tập chủ yếu là thực hành, phần ôn lí thuyết chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Các em đọc kĩ các câu hỏi và bài tập, suy nghĩ để tự làm. Câu nào không giải được, có thể xem lại các bài đã học trong năm hoặc trao đổi với bạn để trả lời.

   Dưới đây là những gợi ý chính về hướng giải các bài tập. . . .

Bài tập 1

   Cần nêu được khái niệm về hoạt động giao tiếp, hai quá trình của hoạt động giao tiếp và các nhân tố giao tiếp :

– Nhân vật giao tiếp

– Nội dung giao tiếp

– Hoàn cảnh giao tiếp

– Mục đích giao tiếp

– Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Bài tập 2

Các em kẻ bảng và điền vào (ngắn gọn) những nội dung cần thiết. Các nội dung tương ứng đã có trong bài học, cần xem lại và rút ra những điểm chủ yếu để ghi vào bảng dưới đây :

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết

Bài tập 3

   Các em nêu những đặc điểm cơ bản của văn bản mà bài học đã tổng kết trong phần Ghi nhớ rồi vận dụng để phân tích một văn bản trong SGK Ngữ văn 10 (tự chọn). Sau đó điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại dưới đây :

Bài tập 4

   Các em ghi các đặc điểm cơ bản của hai phong cách ngôn ngữ vào bảng dưới đây (chú ý sắp xếp các đặc điểm đối lập nhau giữa hai phong cách ở cùng một hàng ngang tương ứng): 

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ  THUẬT
– Tính cụ thể – Tính hình tượng
– Tính cảm xúc – Tính truyền cảm 
– Tính cá thể – Tính cá thể hóa

Bài tập 5

a) Các em căn cứ vào nội dung đã học ở bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, tóm tắt ý chính để nêu được nguồn gốc tiếng Việt, quan hệ họ hàng và lịch sử phát triển của tiếng Việt.

b) Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô,…

Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Qua Đèo Ngang,…

Viết bằng chữ quốc ngữ : Từ ấy, Tuyên ngôn Độc lập, Tắt đèn, Chí Phèo,…

Bài tập 6

   Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng dưới đây :

Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ
– Cách phát âm theo chuẩn
– Cần viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết
– Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ
– Dùng đúng nghĩa từ
– Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ
– Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ
– Câu cần đúng ngữ pháp
– Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa
– Câu cần có dấu câu thích hợp
– Các câu có liên kết
– Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ
– Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ toàn văn bản

 

Bài tập 7

Xác định những câu đúng trong những câu mà đề bài đã nêu.

Gợi ý : Các câu đúng là câu (b), (d), (g), (h). Còn lại là câu sai.

Các em tìm hiểu vì sao đó là những câu đúng, những câu còn lại sai ở chỗ nào.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 33: Ôn tập phần Tiếng Việt
Đánh giá bài viết