I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

   Nắm được khái niệm thao tác nghị luận và một số thao tác nghị luận thường gặp để vận dụng vào bài làm.

1. Khái niệm

Thao tác chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Thao tác nghị luận chỉ những thao tác trong việc nghị luận nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người nghe (đọc) bằng ý kiến của mình (đây là những thao tác tư duy của con người).

2. Một số thao tác nghị luận cụ thể .

(1) Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a) Điền các từ vào vị trí thích hợp của các thao tác nghị luận:

– Tổng hợp

– Phân tích

– Quy nạp

– Diễn dịch

b) Vận dụng, thực hành :

Tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích.

– Hiền tài là nguyên khí quốc gia :

+ Từ câu thứ nhất sang câu thứ hai : dùng phép phân tích.

+ Từ câu thứ hai sang câu thứ ba : dùng phép diễn dịch.

– Phần rút ra kết luận của Tựa “Trích diễm thi tập”: dùng thao tác tổng hợp

– Hịch tướng sĩ : dùng thao tác quy nạp.

c) Những nhận định về các thao tác nghị luận trong SGK đúng hay không đúng ?

– Nhận định thứ nhất đúng, với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chính xác, đúng đắn.

– Nhận định thứ hai còn chưa chính xác. Chừng nào sự quy nạp còn chưa đầy đủ (chưa xét toàn bộ các trường hợp riêng) thì chừng đó, mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải chờ thực tiễn chứng minh.

– Nhận định thứ ba đúng, vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

(2) Thao tác so sánh

   Đây là một thao tác mới trong nghị luận mà các em chưa được học ở THCS. Vì vậy cần nắm được thao tác này để vận dụng trong nghị luận nhằm làm cho vấn đề được sáng tỏ, thuyết phục người đọc và người nghe.. .

   Về thao tác so sánh, cần chú ý các điểm sau đây :

– Để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng, người ta thường dùng thao tác so sánh.

– Có hai cách so sánh chính : So sánh nhằm nhận ra sự giống nhau (câu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta), và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau (đoạn văn của Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử kí).

– Để có thể so sánh đúng cách, ta cần phải chú ý đến những điều nêu trong các câu thứ nhất, thứ ba và thứ tư của mục c phần Thao tác so sánh. (Các em đọc lại những điều này và suy nghĩ xem vì sao phải chú ý đến những điều đó).

   Tóm lại, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận. Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có thể có hạn chế riêng. Người nghị luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chế đó để có thể tận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao.

II. LUYỆN TẬP

1. Gợi ý trả lời các câu hỏi :

– Đoạn văn được viết để chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”.

– Thao tác nghị luận chủ yếu là phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những ý, những ý đó lại được phân chia thành những ý nhỏ hơn. Nhờ thế, luận điểm được xem xét một cách chi tiết, kĩ càng, thấu đáo. Tới câu cuối cùng của đoạn trích, tác giả chuyển sang quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác quy nạp đó mà tầm vóc tư tưởng của đoạn văn được nâng lên một mức cao hơn.

– Đoạn văn dùng các thao tác nghị luận thích hợp, phối hợp các thao tác đó một cách khéo léo nên đã đạt hiệu quả cao, thuyết phục được người đọc.

2. Bài tập này các em suy nghĩ tự làm theo yêu cầu của đề bài.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 32: Các thao tác nghị luận
Đánh giá bài viết