Bài 3: KIỂM TRA PHẦN VĂN
1. Hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trọng trong bài Cảnh khuya và
Rằm tháng giêng và cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua nghệ thuật miêu tả.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa…”
(Cảnh khuya) Hai câu thơ trên đã vẽ nên cảnh đẹp kì vĩ, tinh tế. Chỉ có hai câu mà đã có: nào rừng, nào suối, nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết là ánh trăng rất sáng – trăng về khuya.
“Trăng lồng cổ thụ” một cảnh lớn, nét bút đậm, vút lên cao: Ánh trăng khuya chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững.
“Bóng lồng hoa” một cảnh nhỏ ở dưới thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai, bóng cây ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bóng hoa khác có ánh sáng chiếu vào sáng hơn, sáng lung linh..
Hai câu thơ đã bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với thiên nhiên. Đó là những rung động tinh tế trước vẻ đẹp lộng lẫy của núi rừng Việt Bắc.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”.
(Rằm tháng giêng) Hai câu thơ thể hiện cái nhìn khoẻ khoắn của Bác trùm lên cảnh vật thiên nhiên. Vầng trăng đang độ tròn nhất, sáng nhất hoà hợp với mùa xuân của đất trời. Mùa xuân đang chuyển động, sống động dưới ánh trăng. | Nhà thơ Hồ Chí Minh đã biểu hiện một tư thế ung dung trước cảnh vật và cao hơn cảnh vật, đó là tư thế của con người làm chủ thiên nhiên. | Trăng vào thơ là truyền thống của phương Đông. Thơ Bác đầy trăng thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ phương Đông. Nhưng các nhà thơ cổ điển đến với trăng là để ngắm trăng, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Ở Bác Hồ, tâm hồn nhà thơ giữa cảnh trăng nước đầu chỉ chuyện thường xuân! Bên cạnh cái cảm hứng thiên nhiên còn có một cảm hứng lớn, cao đẹp hơn, đó là cảm hứng về đất nước, hơn nữa là vận mệnh của một đất nước. 2. Cảm nhận về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc
hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi
– Mùa xuân của tôi là đoạn đầu thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ Uề trăng non rét ngọt của tác giả Vũ Bằng. Qua bài tuỳ bút, tác giả nhận ra cảnh sắc và không khí mùa xuân ở thiên nhiên và lòng người. Thiên nhiên của miền Bắc có cái lạnh bởi mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vương lại và hơi ấm của mùa xuân khắp đất trời thấm vào lòng người với những âm thanh mới lạ. Không khí mùa xuân đất Bắc còn thể hiện ở khung cảnh đầm ấm của gia đình quanh bàn thờ trong những ngày đầu xuân. 3. Hai câu tục ngữ em đã sưu tầm được
– Ăn trông nội, ngồi trông hướng. Cách cư xử tế nhị, ý tứ trong sinh hoạt: khi ăn phải xem nồi cơm, còn ít thì đừng ăn nữa, nhường cho người khác. Ngồi thì phải xem hướng, không che ánh sáng, không chắn gió, chắn lối đi lại của mọi người, ngồi phía dưới, phía sau người lớn tuổi hơn mình ở nơi công cộng, trong gia đình.
– Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. Khi nhận chuyển lời giúp ai thì nói lại đầy đủ, nhận gói người ta gởi chuyển giúp thì mở ra cùng kiểm tra cẩn thận, gói lại chuyển đi, đề phòng sai sót số lượng hoặc sau này gây hiểu lầm.
4. Luận điểm trong các văn bản nghị luận
– Bài 20: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc”.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) – Bài 21: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể hiện trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp”.
(Sự giàu đẹp của tiếng Việt) – Bài 23: “Sống giản dị là một phẩm chất cao quí của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, các bài viết”.
(Đức tính giản dị của Bác Hồ) 5. Dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7
để chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. a. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có. – Tình cảm của loài vật:
Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, chi tiết… đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị.
– Tình cảm yêu mến trân trọng một thứ quà đáng tôn vinh:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự cương đít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”.
(Thạch Lam – Một thứ quà của lúa non: Cốm) b. Văn chương luyện những tình cảm sẵn có:
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc. Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì “nói đùa” với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt… để dạy con ý thức học tập. | Mạnh Mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh Mẫu là một bà mẹrhiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại. Có người mẹ vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con càng kính trọng Mạnh Mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
197 giaibai5s.com
6. Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ có màu sắc
trái ngược nhau, nằm trong mối quan hệ trái ngược nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, hiện tượng nổi bật.
– Trong truyện Sống chết mặc bay tác giả đã đưa ra những hình ảnh so sánh tương phản, còn gọi là phương pháp đối lập để đối chiếu các mặt trái ngược nhau, làm nổi bật luận điểm (như trắng đen, phải trái, tốt xấu…)
Thủ pháp nghệ thuật tương phản mà Phạm Duy Tốn sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay là: Một bên là cảnh tượng nhân dân ta vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ “đi bộ đế”.
– Nghệ thuật tương phản ở đây có tác dụng vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bạn quan lại coi thường tính mạng và đời sống của nhân dân. Bọn chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”. 7. Sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò
lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Trong truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Ái Quốc cũng dùng nghệ thuật đối chiếu để tạo ra những tương phản đối lập cực độ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
Sự đối lập này thể hiện rõ nhất là cuộc “chạm trán” giữa quan Toàn quyền Đông Dương – ngài Va-ren “đáng kính” – và Phan Bội Châu – một người tù đặc biệt của chính quyền thực dân. Va-ren càng hùng hồn đến mức trơ trẽn đề cao quan điểm sống của kẻ “phản bội lí tưởng”, ruồng bỏ giai cấp mình bao nhiêu thì Phan Bội Châu lại càng tỏ ra lạnh lùng “dửng dưng” bấy nhiêu.
Qua cách viết, tác giả đã làm nổi bật thái độ bịp bợm, dối trá, bản chất đê tiện, bỉ ổi của Toàn quyền Va-ren và đối lập với bản lĩnh, tính cách vững vàng của cụ Phan Bội Châu. . Đây cũng là sự đối chọi giữa bóng tối và ánh sáng, giữa lí tưởng của một kẻ phản bội với lí tưởng của một người anh hùng yêu nước.
Ở đây ta thấy một bút pháp dùng số lượng từ ngữ lớn với hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Và đây cũng là cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động lí thú. 8. Về thành ngữ “Oan Thị Kính”
Thị Kính con gái Mãng ông – một nông dân nghèo – lấy chồng là Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà – một gia đình giàu có.
Một hôm Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi nằm ngủ ngay bên cạnh. Thấy cằm chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính lấy con dao khâu định cắt đi… Nào ngờ Thiện Sĩ giật mình hô hoán lên ngờ vợ có ý giết mình.
198
giaibai5s.com
Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính ra khỏi nhà. Thị Kính mắc oan mà không sao giãi bày cho ai hiểu được, kể cả đối với chồng là Thiện Sĩ!
– Vì vậy, thành ngữ “Oan Thị Kính” muốn nói đó là nỗi oan tày trời mà không thể giãi bày cho ai hiểu nổi.
Bài 31: Kiểm tra phần Văn – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 5 votes