DẤU GẠCH NGANG I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG
Trong mỗi câu trên Sách giáo khoa, dấu gạch ngang có tác dụng
a. Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
b. Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê (liệt kê các ý khác nhau của một vấn đề).
d. Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép) (cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu).
II. PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI. 1. Trong ví dụ d ở trên, dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (có thể coi là từ mượn): Va-ren. 2. Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
III. LUYỆN TẬP 1. Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu trên Sách giáo khoa? | a. Dùng đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Dùng đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Dùng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (dấu ngang thứ nhất) với bộ phận giải thích, chú thích (dấu ngang thứ hai).
d. Dùng nối các bộ phận trong một liên danh (Hà Nội – Vinh).
e. Nối các bộ phận trong liên danh (Thừa Thiên – Huế). 2. Công dụng dấu nối trong ví dụ về câu nói của An-phong-xơ Đô-đề.
– Nối các tiếng tên riêng nước ngoài (Bec-lin, An-dát và Lô-ren). 3. Đặt câu có dùng dấu gạch ngang
a. Thị Kính – con Mãng ông – lấy chồng là Thiện Sĩ – con Sùng ông, Sùng bà.
| b. Cuộc gặp gỡ đại diện học sinh cả nước hôm nay có đông đủ đại diện các nơi, đặc biệt là đại diện của Bà Rịa – Vũng Tàu.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Về các kiểu câu đơn
Có hai cách phân loại câu: a. Phân loại câu theo mục đích nói:
– Cấu trần thuật: dùng để nêu một nhận định về đánh giá đúng – sai. – Câu nghi vấn: để hỏi (ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì…)
– Câu cầu khiến: dùng đề nghị, hay yêu cầu người nghe thực hiện một hành động được nói đến trong câu có từ cầu khiến, (hãy, đừng, chớ, nên, không nên…)
– Câu cảm thán: để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp có từ cảm thán trong câu (ôi, trời ôi, than ôi!) b. Phân loại câu theo cấu tạo:
– Câu bình thường: cấu tạo theo mô hình C – V
– Câu đặc biệt: không cấu tạo theo mô hình C – V 2. Về các dấu câu
* Dấu chấm:
+ Dấu chấm thường được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn, dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
+ Nhưng có lúc người ta dùng dấu chấm câu ở cuối câu cầu khiến, đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc chân Điếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ, cụm từ hoặc câu đó.
* Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
+ Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. + Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. + Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+ Giữa các vế của một câu ghép. – Dấu chấm phẩy dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. * Dấu chấm lửng dùng để:
+ Thể hiện còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. * Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh.
VĂN BẢN BÁO CÁO
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO 1. Đọc các văn bản: ở trang 133, 134 SGK)
– Văn bản 1
– Văn bản 2 2. Trả lời các câu hỏi
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể đã làm.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau: + Về nội dung: Chỉ cần nêu: – Báo cáo của ai? – Báo cáo với ai?
– Báo cáo về việc gì? – Kết quả như thế nào?
+ Về hình thức: trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục theo yêu cầu của báo cáo.
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả được học tập tìm hiểu về Đoàn cho thầy (cô) chủ nhiệm.
+ Lớp trưởng báo cáo về buổi tham quan Bảo tàng cách mạng cho thầy (cô) chủ nhiệm.
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả buổi lao động của lớp cho thầy (cô) chủ nhiệm. 3. Các tình huống cần phải viết báo cáo
– Tình huống a: cần viết văn bản đề nghị (GIẤY ĐỀ NGHỊ) – Tình huống b: cần viết báo cáo (BÁO CÁO) – Tình huống c: cần viết đơn xin chuyển trường (ĐƠN XIN CHUYẾN TRƯỜNG)
II. CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO 1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo.
(Các em học tập theo Sách giáo khoa) III. LUYỆN TẬP.
(Các em thực hiện theo yêu cầu trên Sách giáo khoa).
Bài 30: Dấu gạch ngang – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
3.1 (62.58%) 31 votes