QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
Vì muốn lời nói có hiệu quả cao trong giao tiếp, người ta tìm cách truyền vào người nghe một hình thức thích hợp nhất.
Như vậy sự thôi thúc làm người ta muốn tạo lập văn bản là do yêu cầu về giao tiếp với mục đích truyền tin…
giaibai5s.com
– Trong các tiết tập làm văn, đã có lần em tạo ra những văn bản về miêu tả quê hương mình để bạn bè thấy cái đẹp, cái đáng nhớ nơi em sinh ra và lớn lên. Có lúc em còn muốn giãi bày những tình cảm của những con người nơi quê hương sống và trăn trở với bao nỗi buồn, vui…
– Người mẹ dùng lời hát ru để truyền vào hồn bé thơ về công ơn cha mẹ. Lời hát ru vừa truyền tải ý tình của người mẹ vừa làm cho con dễ ngủ.
– Từ đó, người viết văn muốn thể hiện sự dạt dào cảm xúc của người mẹ đã viết ra những văn bản như Cổng trường mở ra… 2. Nhưng muốn tạo ra một văn bản tốt, trước hết người viết cần xác
định: Viết về vấn đề gì? Viết cho ai? Để làm gì? Viết như thế nào?
Nhìn lại, có nhiều bài tập làm văn em chưa có ý thức xác định những điều nói trên đây. Vì vậy làm cho bài kém hiệu quả truyền cảm. Bài văn trở thành sự kể lể dài dòng, miêu tả lung tung hay vấn đề viết ra chẳng có ý gì đáng quan tâm đối với người đọc. 3. Sau khi xác định 4 vấn đề: Viết về vấn đề gì? Viết cho ai? Để làm
gì? Viết như thế nào? Cần phải làm những việc gì? – Bố trí, sắp xếp các ý, các phần khi viết văn bản.
– Kinh nghiệm bản thân cho thấy sự sắp xếp này là rất cần thiết, nó có ảnh hưởng đến bài văn làm cho người đọc thấy dễ hiểu, hay, có xúc cảm. Ngược lại, nếu không, bài văn sẽ như bản ghi chép những ý kiến tản mạn, nhạt nhẽo.
– Trong cuộc sống, rất ít văn bản chỉ có một câu, một ý và cũng không thiếu gì văn bản viết lộn xộn, chẳng vấn đề gì rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy khi văn bản có nhiều câu, nhiều ý thì nảy sinh ra yêu cầu. 4. Những yêu cầu để viết thành văn bản?
Việc xây dựng bố cục văn bản là một khâu rất cần thiết trong quá trình xây dựng văn bản, nhưng đó chưa phải là công việc cuối cùng. Người xây dựng văn
òn phải rà soát lại nội dung xem văn bản đã diễn đạt sáng sủa, dùng từ ngữ đã đúng chưa và các câu văn có liên kết chặt chẽ với nhau không?
Các văn bản cần phải đạt yêu cầu theo bản kê dưới đây:
Đúng chính tả Đúng ngữ pháp Dùng từ chính xác Sát với bố cục (x)
(x) Có tính liên kết Có mạch lạc Kể chuyện
Lời văn (x)
hấp dẫn (x) trong sáng (x)
(x)
5. Kiểm tra văn bản lần cuối?
Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong việc xây dựng một văn bản theo yêu cầu định hướng lúc đầu, cần phải kiểm tra lại lần cuối cùng khi hoàn thành một sản phẩm.
giaibai5s.com
II. LUYỆN TẬP 1. Khi tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn, hãy trả lời các
câu hỏi sau? Trả lời theo thứ tự:
a. Điều rất dễ thấy là nhiều khi viết thường lan man những điều thật sự không cần thiết (làm bài văn lủng củng).
b. Em có thể xác định văn là viết cho ai đọc không? (thầy cô giáo, cha, mẹ, bạn bè, anh chị em) cần phải chú ý cả nội dung và hình thức.
c. Việc lập dàn ý trước khi viết và khi viết xong kiểm tra lại thật sự là yêu cầu cần thiết nhưng em có thực hiện được thường xuyên không? 2. Giả sử em được cử đi dự Hội nghị báo cáo kinh nghiệm học tốt của học
sinh và đang nghe bạn báo cáo. Em sẽ xác định:
a. Đối tượng giao tiếp là học sinh chứ không phải thầy, cô cho nên không hướng nhiều về phía thầy cô.
b. Báo cáo phải trình bày tình hình học tập ở khối lớp như thế nào chứ không phải của mình và rút ra những thành tích từ thực tế thành kinh nghiệm học tập tốt để giúp các bạn khác làm theo. 3. Thảo luận tổ về muốn tạo lập văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng
dàn bài:
a. Dàn bài là một bản dự kiến sẽ viết để dựa vào đó mà tạo lập văn bản. Sau đó mới là khâu viết. Vì vậy dàn bài chỉ cần tả ý cần viết, sự liên kết có thể chưa liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Một dàn bài thường có mục lớn, mục nhỏ. Ngay lúc đầu cần thể hiện một sự thống nhất theo kí hiệu nào đó: (số La Mã I, II, III hay A, B, C…). Việc trình bày các mục ấy cần rõ ràng trên, dưới, trước, sau. Sau mỗi ý lớn, hoặc mục lớn phải xuống dòng khi nêu ý nhỏ, có thể hình dung dàn bài như sau:
I. MỤC LỚN: A. Ý lớn:
a. Ý nhỏ
b. Ý nhỏ B. Ý lớn:
a. Ý nhỏ… II. MỤC LỚN (tiếp theo) 4. Thay mặt En-ri-cô viết một bức thư gửi cho bố nói lên sự ân hận
vì đã nói năng thiếu lễ độ đối với người mẹ kính yêu: A. Định hướng viết bức thư:
a. Bức thư viết cho bố, viết để thể hiện nỗi đau xót, ân hận về lỗi lầm của mình với mẹ.
b. Qua bức thư xin bố và mẹ tha thứ lỗi lầm cho con.
giaibai5s.com
B. Xây dựng bài viết bức thư:
a. Lựa chọn từ ngữ, ngôi kể. b. Đọc lại, chọn lọc những chi tiết quan trọng để đưa vào bức thư.
c. Chuẩn bị cách viết (bố cục, dàn bài, diễn đạt, nội dung). C. Bố cục dàn bài: (1) Mở đầu thư:
a. Hỏi thăm sức khoẻ của bố.
b. Lí do viết thư. (2) Nội dung bức thư: a. Nhắc lại sai lầm của mình để bố buồn và trách mắng:
– Tình hình mắc lỗi.
– Thái độ đối với mẹ (theo lời bố nhắc lại). b. Đọc và cảm nhận những điều dạy dỗ, trách mắng của bố.
– Những ý kiến bố nêu ra trong bức thư, mình cảm thấy đau xót: “Mẹ sẵn sàng để hi sinh cứu mạng con”. “Ngày buồn thảm nhất là ngày mất mẹ”.
– Thành khẩn, bộc lộ lòng đau xót, hối hận đối với bố, mẹ. (3) Lời kết cuối thư:
a. Lời hứa sửa lỗi, không tái phạm. b. Cám ơn bố đã dạy bảo ân cần.
Bài 3: Quá trình tạo lập văn bản – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 10 votes