“Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã khắc họa số phận bi thảm của người phụ nữ có tên là Vũ Nương. Bi kịch của nàng do chế độ xã hội khắc nghiệt lúc bấy giờ gây nên, mà người trực tiếp đẩy nàng đến cái chết chính là người chồng yêu quý của nàng – Trương Sinh.

Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bật tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch của cuộc đời Vũ Nương.

Trương Sinh được giới thiệu là người sinh ra trong gia đình khá giả, vì mến dung hạnh của Vũ Nương đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về. Song Trường có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nhà có điều kiện khá giả nhưng chàng lại là người không có học thức, chính vì thế đã dẫn đến việc làm thiếu suy nghĩ của anh ta sau này. Trương Sinh đúng là kiểu người đàn ông gia trưởng, cổ hủ tiêu biểu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Cuộc hạnh phúc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm sang xâm lược nước ta, triều đình ráo riết bắt lính đi đánh giặc. Trương Sinh tuy là con nhà gia đình khá giả nhưng do không có học thức nên đứng đầu số trong số lính lên đường ra trận. Trong thời gian Trương Sinh đi chiến trận, người vợ ở nhà một lòng chung thủy, là một người mẹ hiền, một nàng dâu đảm. Nhưng vốn tính đa nghi, lại hay ghen tuông lại thêm tin lời nói của đứa con 3 tuổi nên khi đi lính trở về, chàng đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương và đuổi nàng đi, mặc kệ bao lời giải thích của nàng cũng như lời can ngăn của hàng xóm.

Qua những hành động và việc làm của Trương Sinh, ta thấy chàng là con người cố chấp và bảo thủ. Chính sự cố chấp này đã gây ra cái chết oan ức cho người vợ của chàng. Chỉ vì bảo thủ, chàng chỉ tin vào chính mình mà không nghe những lời thanh minh của vợ, của hàng xóm, một mực đuổi người vợ đi. Vợ có hỏi lí do chàng cũng một mực không nói vì tin là mình hành động đúng.

Bên cạnh đó Trương Sinh còn là một người chồng bạc nghĩa. Anh ta đuổi vợ mình đi mà không hề đoái hoài gì đến những tháng ngày vợ chồng vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Khi Trường Sinh ra trận, vợ chàng đã có công thay chàng phụng dưỡng mẹ già, lo toan mọi chuyện trong gia đình, một mình nuôi con khôn lớn. Rồi khi Vũ Nương bỏ đi chàng cũng không hề mảy may quan tâm, mặc kệ, không có chút thắc mắc, suy nghĩ là nàng đã đi đâu. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một nỗi thất bại trong cuộc đời. Cho đến khi vào một buổi tối, đứa con trai đã chỉ lên cái bóng trên tường và nhận đó là cha thì Trương Sinh mới vỡ lẽ ra tất cả. Nhưng đã muộn. Vũ Nương và bảo vệ danh tiết, phẩm hạnh đã trẫm mình xuống tự vẫn. Trường Sinh đã tự cho mình cái quyền đứng lên trên, chà đạp danh dự, nhân phẩm của người khác, đặc biệt đó lại là người cùng Trương Sinh kết tóc trăm năm.

 Những hành động mà Trương Sinh đã làm xuất phát từ tính cách của một người đàn ông gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ, vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương không trở về vì nàng hiểu người chồng của mình. Nàng biết được rằng tuy giờ đây người chồng đã biết hối lỗi nhưng những tính hồ đồ, đa nghi, lòng ích kỉ quá lớn của chàng vẫn còn. Chính vì thế mà nếu nàng có trở về thì trước sau gì cũng sẽ lại bị vướng vào một nỗi oan khuất khác mà thôi. Bởi tính cách con người đâu có dễ gì mà thay đổi được.

Nhân vật Trương Sinh đã mang đến cho người đọc bài học vô cùng đắt giá cho con người ở mọi thời đại: Đừng nên phán xét điều gì khi chưa có đủ bằng chứng, đừng vì chút ích kỉ, sĩ diện cá nhân mà mang đến cuộc đời bất hạnh cho những người xung quanh mình. Hãy biết thay đổi bản thân cho hoàn hảo hơn, cho đúng nghĩa là đấng nam nhi trong thiên hạ.

Qua tác phẩm Nguyễn Dữ thể hiện thái độ lên án, tố cáo xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ. Đó cũng chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 3: Cảm nghĩ của em về nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
Đánh giá bài viết