QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN |  Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu oan, bị thương, ai oán đầy nước mắt của người phụ nữ nghèo trong xã hội cũ. Bị vu oan, bị vùi dập, bị xua đuổi, sống trong đau khổ, bế tắc, nhân vật Thị Kính vẫn thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình.    Qua đó nói lên tình cảm nhận đạo sâu sắc của tác giả dân gian.  Đoạn trích đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan bị thảm, bế tắc của người phụ nữ về những đối lập giai cấp qua xung đột gia đình (chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật Sùng bà và Thị Kính) và hôn nhân trong xã hội phong kiến. . .
Tác giả dân gian đã tạo nên loại sân khấu nghệ thuật có tính ước lệ và cách điệu qua nghệ thuật hoá trang hát và múa. Đây cũng là loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ giữa cái bi và cái hài. Nhưng ở đoạn trích này cái bị được tô đậm để diễn tả thân phận, cuộc đời của nhân vật đầy cay đắng oan trái (Thị Kính). Vì vậy các làn điệu mang âm hưởng buồn được khai thác rất nhiều.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1 – 2. Các em đọc đoạn tóm tắt nội dung vở chèo Quan m Thị Kính
và trích đoạn Nỗi oan hại chồng. 3. Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những
nhân vật nào là nhân vật chính? Thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
– Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.
– Năm nhân vật đều tham gia tạo nên quá trình phát triển của vở chèo. – Nhưng xung đột chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính.
| + Sùng bà thuộc nhân vật ác, tàn nhẫn, độc địa, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
+ Thị Kính là nhân vật chính, hiền lành, thể hiện một phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo. 4. Khung cảnh ở phần đầu của đoạn trích là khung cảnh gì? Qua
lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì?
* Khung cảnh ở phần đầu của đoạn trích là cảnh sinh hoạt gia đình, vợ chồng đầm ấm: vợ ngồi may vá, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện mơ ước của nhân dân ta về cuộc sống gia đình hạnh phúc.
* Thị Kính tỏ ra là người vợ rất thương yêu chồng: – Khi chồng ngủ “ngồi quạt cho chồng”.
– Thấy râu mọc ngược sợ mặt chồng xấu, dị hình, dị dạng nên cầm dao định cắt đi (sẵn con dao may vá).
Đó là tình cảm tự nhiên, chân thành. Nhưng bị vu oan là định giết chồng. 5. Liệt kê và nêu nhận xét về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà
đối với Thị Kính. * Về hành động:
– Dúi đầu Thị Kính ngã xuống. – Bắt Thị Kính ngửa mặt lên. – Không cho Thị Kính phân bua, trình bày.
– Cầm tay đẩy Thị Kính ngã quỵ xuống. Nhận xét: Đây là những hành động thô bạo, độc ác, tàn nhẫn, không có một chút tình cảm nào của mẹ chồng con dâu.
* Về ngôn ngữ: + Tự kể về mình:
– Giống nhà bà đây giống công, giống phượng. – Nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
– Trứng rồng lại nở ra rồng. Nhận xét: Đây là những lời nói khoe khoang, hợm mình của giai cấp địa chủ phong kiến.
+ Nói với Thị Kính. – Tuồng bay mèo mả gà đồng. – Mày là con nhà cua ốc. – Lịu điu lại nở ra dòng liu điu. – Đồng nát thì về Cầu Nôm.
Nhận xét: Đây là những lời mắng nhiếc, thoá mạ phũ phàng của giọng nói phân biệt sang hèn, cao thấp vì gia đình và thân thế giữa nhà bà và nhà Thị Kính.
Nội dung những lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ mẹ chồng nàng dâu, trở thành lời lẽ của giai cấp bóc lột. 6. Trong đoạn trích, đã mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi
nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Nhận xét về sự cảm thông đó?
* Trong đoạn trích đã 5 lần Thị Kính kêu oan trong đó có 4 lần hướng về mẹ chồng và chồng:
– Lần thứ 1: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi! – Lần thứ 2: Oan cho con lắm mẹ ơi! – Lần thứ 3: (với chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
– Lần thứ 4: (lại van xin mẹ chồng): Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mę ơi!
– Lần thứ 5: (với cha đẻ) Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Nhận xét: Bốn lần kêu oan trên đây hoàn toàn vô ích: + Sùng bà thì sỉ mắng, hành hạ.
+ Lời van xin như dầu đổ vào lửa, và sau mỗi lần Thị Kính van lạy bà ta lại nổi xung thêm…
+ Trong khi đó Thiện Sĩ nhu nhược bỏ mặc cho mẹ làm mưa làm gió.
* Cuối cùng lần thứ 5 kêu oan với cha ruột nhận được sự cảm thông nhưng cũng chỉ là sự thở than, bất lực, bế tắc cách giải quyết:
“Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
Xa xôi cho biết nỗi oan chừng nào!” 7. Trước khi tuổi Thị Kính ra khỏi nhà, sùng bà, Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Xung đột kịch tính cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
* Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà, Sùng ông còn lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về.
* Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh là “Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau khóc”, khi Mãng ông bị tùng ông dúi ngã và tố giác con dâu cầm dao giết chồng.
Cách đối xử với thông gia như vậy thật là tàn nhẫn, thô bạo.
Thị Kính đã phải chịu nỗi oan giết chồng, nỗi oan về tan vỡ hạnh phúc vợ chồng mang lại thêm nỗi đau xót khi thấy cha già bị làm nhục. 8. Hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng
bà. Việc Thị Kính đi tu có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp thoát khỏi đau khổ không?
* Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà là quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành”:
+ Cử chỉ của Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng bà: – Quay lại nhìn kĩ sách, thúng khâu. – Bóp chặt trong tay chiếc áo đang khâu dở, ngập ngừng bước đi + Qua ngôn ngữ đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn: – Mới đây tình chồng nghĩa vợ còn ấm êm hạnh phúc giờ bỗng lìa tan. – Nàng ngậm ngùi xót xa cho số phận bất hạnh, hẩm hiu.
* Thị Kính quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau | khổ mang hai ý nghĩa có tính đối lập nhau:
+ Ý nghĩa tích cực: Tiếp tục sống để tỏ ra là người đoan chính.
+ Ý nghĩa tiêu cực: Cho rằng mình mang kiếp đau khổ, trầm luân, tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ ngay thẳng, tiêu trừ oan nghiệt và đành cúi đầu cam chịu trước hoàn cảnh bất công oan trái của dời người trong xã hội cũ.
II. LUYỆN TẬP 1. Tóm tắt ngắn gọn “Nỗi oan hại chồng”
“Thị Kính, người con gái nết na, quê mùa, hiền lành – con của Mãng ông, một nông dân nghèo – không may kết duyên cùng Thiện Sĩ, một thanh niên nhu nhược, con Sùng ông, Sùng bà – là gia đình khá giả, giàu có.     Một hôm định mệnh, Thị Kính ngồi khâu áo cho chồng. Trông mặt chồng (nằm ngủ bên kỉ) có sợi râu mọc ngược, tiện tay Thị Kính cầm dao khâu định cắt đi, Thiện Sĩ giật mình hô hoán lên…      Sùng ông, Sùng bà liền đổ riết cho Thị Kính có ý giết chồng nên đuổi đi. Đau đớn vì không thể giãi bày được nỗi oar: nên Thị Kính quyết tâm cắt tóc đi tu”. 2. Thảo luận trên lớp: Nếu chủ đề của đoạn trích Nỗi oan
hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?
* Chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng là sự thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người con gái quê mùa hiền lành và cùng với nỗi oan nghiệp không thể giãi bày, đành cam chịu cắt tóc đi tu..
– Mặt khác, chủ đề còn mang ý nghĩa có sự đối lập giàu – nghèo trong xã hội cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân.
* Thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức chịu đựng, không thể giãi bày được.
Bài 29: Văn bản: Quan Âm Thị Kính – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 9 votes