Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua bài viết Ca Huế trên sông Hương, tác giả đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận độc đáo riêng biệt phối hợp với cảnh diễn xướng của ca dao, dân ca. Tác giả đã ghi chép lại một cách sinh động về sinh hoạt văn hoá của xứ Huế. Đây là sản phẩm đặc sắc của một địa danh nổi tiếng có con sông Hương thơ mộng với những con người có tâm hồn dịu dàng mà sâu thăm,
| Bài viết đã nêu lên những nét chấm phá mà giàu sức gợi cảm trong một đêm trăng thơ mộng và yên ả với những giọng ca sâu lắng, ngọt ngào.
| Tác giả chủ yếu tập trung giới thiệu các làn điệu dân ca Huế, nhạc cụ và các ngón đàn của các nhạc công, giọng hát của các ca nhi.
Bên cạnh đó, tác giả đã giới thiệu theo kiểu liệt kê sự đa dạng của ca Huế với hàng loạt điều hò, câu lí.
Nghệ thuật miêu tả xen kẽ những câu văn biểu cảm làm nổi lên cảnh sông nước một đêm trăng êm ả, trên sông Hương, trong âm thanh tiếng đàn, tiếng hát với tâm hồn người con gái Huế dịu dàng và sâu thẳm. GHI NHỚ: | Qua bài viết “Ca Huế trên sông Hương”, tác giả đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận độc đáo riêng biệt phối hợp với cảnh diễn xướng của ca dao, dân ca. Cách giới thiệu rất tự nhiên đan xen giữa miêu tả và biểu cảm làm cho bài viết có sức gợi cảm, náo nức trong lòng người đọc.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Trước khi đọc bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một
vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết? * Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế qua tác phẩm:
– “Cố đô Huế nổi tiếng về cảnh đẹp của các lăng tẩm đền đài với những kiến trúc xưa… Huế có sông Hương núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ và các di tích lịch sử thời nhà Nguyễn như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, Cung điện, Đại nội”..
* Nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
* Có các làn điệu hò nổi tiếng với nền văn hóa cung đình là sản phẩm tinh thần rất quý báu. 2. Thống kê các làn điệu dân ca Huế là tên những dụng cụ âm nhạc
được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
175
giaibai5s.com
a. Các làn điệu dân ca Huế: – Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi: náo nức nồng hậu tình người.
– Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
– Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tự khúc, hành vấn: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
– Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn.
– Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã. b. Các dụng cụ âm nhạc: – Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu. – Cặp sanh tiền.
Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn”. 3. Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm về vùng đất Huế
+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca hát của Huế.
+ Vẻ đẹp, phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn).
+ Vẻ đẹp của đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo, với ca cảnh Huế. 4. Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau
a. Ca Huế được hình thành từ đâu?
* Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi). | Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò, hát lí…
b. Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi?
* Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi lại vừa trang trọng uy nghi do bắt nguồn từ hai dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình như đã nói trên.
c. Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thứ tao nhã? Nghe ca Huế là một thứ tao nhã vì:
+ Các làn điệu ca Huế có lúc vui tươi, sôi nổi, có buồn cảm bâng khuâng. + Cách biểu diễn trang nghiêm duyên dáng về:
– từ nội dung, hình thức – ca sĩ đến nhạc công, – lời ca đến cách trang điểm,
– ăn mặc đều nhã nhặn, lịch sự.
+ Đặc biệt là cảnh đêm trăng nên sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại.
Bài 28: Văn bản: Ca huế trên sông Hương – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 1 vote