I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Quan sát hình 28.1a, b trang 78 SGK và cho biết: – Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội?

TRẢ LỜI

Đời con (F) chỉ có mắt màu nâu; con trai và con gái mắt nâu, lấy vợ hoặc chồng mắt nâu cho các cháu có mắt nâu hoặc đen. Kết quả trên chứng tỏ mắt nâu là trội vì có hiện tượng phân li (xuất hiện mắt đen ở đời cháu Fa).

– Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan đến giới tính không? Vì sao?

TRẢ LỜI 

Trong 2 gia đình được lập phả hệ để nghiên cứu di truyền màu mắt, F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở cả nam và nữ, điều đó cho thấy gen quy định tình trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường.

Vấn đề 2. Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh, lấy chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh: chỉ là con trai. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau: – Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?

TRẢ LỜI

Tình trạng mắc bệnh xuất hiện ở F1 => tính trạng không mắc bệnh là trội.

– Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính không? Tại sao?

TRẢ LỜI 

Trong trường hợp này, ta nhận thấy nam giới dễ mắc bệnh hơn vì vậy sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính (gen quy định bệnh máu khó đông nằm trên NST giới tính).

Vấn đề 3. Quan sát sơ đồ hình 28.2a, b trang 79 SGK và trả lời các câu hỏi sau: – Sơ đồ 28.2a giống và khác với sơ đồ 28.2b ở điểm nào?

TRẢ LỜI 

Sơ đồ a: 1 trứng kết hợp với 1 tinh trùng tạo 1 hợp tử sau đó tách ra thành 2 phôi.

Sơ đồ b: 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng tạo 2 hợp tử và phát triển thành 2 phôi. 

– Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ? 

TRẢ LỜI 

Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ 1 hợp tử ban đầu do đó có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.

– Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?

TRẢ LỜI

Đồng sinh khác trứng là trường hợp đồng sinh mà những đứa trẻ sinh ra từ các hợp tử khác nhau. Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng khác nhau về kiểu gen nên có thể cùng giới hoặc khác giới.

– Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?

TRẢ LỜI 

Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở nguồn gốc của phôi là từ 1 hợp tử hay nhiều hợp tử khác nhau.

2/ Ghi nhớ

Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định).

Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? Hãy cho một ví dụ về ứng dụng của phương pháp nói trên. 

Hướng dẫn trả lời:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.

Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao. 

Câu 2. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người? 

Hướng dẫn trả lời:

Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. Còn trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.

Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta thấy rõ vai trò của kiểu gen, vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. Thấy được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu (tính trạng chất lượng), tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội (tính trạng số lượng).

Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người
Đánh giá bài viết